Ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG – Lời bài hát “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng bản gốc?

Nhạc Vàng ra đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng những giai điệu ca từ của một thời vàng son ấy vẫn còn sống mãi theo thời gian. Tuy nhiên, qua bao năm tháng lưu truyền thì không phải ca khúc nào cũng đều thể hiện chính xác về phần lời và nội dung 100%. Điển hình phải kể đến ca khúc “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” của cố nhạc sĩ Mạnh Phát. Khi một từ trong phần lời bài hát chưa rõ đúng sai đã khiến nhiều thính giả có những cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết. Vậy, “Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” mới đúng so với bản gốc của bài hát này?

Nhạc sĩ Mạnh Phát và những ca khúc tạo nên tên tuổi của ông

Nhạc sĩ Mạnh Phát dù ra đi ở độ tuổi còn xuân sắc, nhưng ông cũng kịp thời để lại cho nền âm nhạc Việt Nam hơn trăm ca khúc với đa dạng màu sắc, phong phú về chủ đề. Không chỉ thành công ở vai trò nhạc sĩ, Mạnh Phát còn được biết đến với vai trò ca sĩ nhạc vàng. Thời điểm vào cuối thập niên 1940, ông được người hâm mộ đón nhận như một cặp đôi vàng trong âm nhạc Việt Nam với ca sĩ Minh Diệu (sau này là vợ của ông). Từ cuối năm 1949 đến năm 1950, Mạnh Phát sử dụng hai bút danh khác để ký tên dưới những tác phẩm của mình là Thúc Đăng và Tiến Đạt, những bài hát phổ biến tại thời điểm đó là: “Anh đi phố vắng”, “Bước chân kỷ niệm”, “Gió biển”,…..và có “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG”. Đến khoảng đầu thập niên 1960, Mạnh Phát cùng với nhiều nhạc sĩ khác như: Châu Kỳ, Hoài Linh, Minh Kỳ,….mới chuyển dần sang sáng tác các thể loại nhạc Bolero. Các ca khúc vẫn còn иổi tiếng từ thời điểm đó cho đến bây giờ, bao gồm “Hoa nở về đêm”, “Nỗi buồn gác trọ”, “Vọng gác đêm sương”,…..Chính tay ông cũng đã dẫn dắt ra nhiều ca sĩ và nhiều người đã trở nên nổi tiếng cho tới thời điểm hiện tại, đặc biệt nữ ca sĩ Thanh Tuyền.

Trong tất cả những tuyệt phẩm ấy phải kể đến ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG. Đây là bài hát đã quá nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát bởi qua từng giai điệu, lời ca chất chứa đầy sự nhẹ nhàng, sâu lắng về dòng nhạc đặc trưng của cố nhạc sĩ Minh Phát. Tuy nhiên, cũng từ ca khúc này đã gây ra những cuộc tranh cãi về một từ trong phần lời bài hát đã bị biến đổi và không biết đâu mới đúng với bản gốc.

Trong một bài viết đăng tải trên trang Facebook phân tích về những giá trị nội dung qua từng lời trong ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG đã tạo nên một cuộc tranh cãi khá nảy lửa để tìm ra đâu mới là phần lời chính xác của bài hát. Ví dụ như ở tài khoản có tên Ngọc Sương khẳng định chắc nịch trong phần lời bài hát là “anh lên đường trăm hướng” mới đúng với bản gốc chứ không phải là “lạc hướng”. Và một tài khoản khác có tên Xanh Mãi cũng đồng tình với ý kiến trên, cho rằng tác giả của bài viết đang cố tình sửa lại phần lời của ca khúc. Tuy nhiên cũng có một vài ý kiến phản bác lại những quan điểm trên rằng “anh lên đường trăm hướng” mới hoàn toàn đúng là phần lời của bản gốc…

“Anh lên đường lạc hướng” hay “Anh lên đường trăm hướng” – Đâu mới đúng với bản gốc?

Nói về ca khúc “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” được tác giả viết bằng bút danh Thúc Đăng và được mọi người đón nhận từ khoảng những năm 1960. Bài hát này như một lời tâm sự của nàng thiếu nữ trước sự chia ly cùng với người thương. Đến ngày nay, những giai điệu, câu từ của bài hát vẫn còn vang vọng và sống mãi trong trái tim của nhiều người về một thời “vàng son” của nền âm nhạc Việt.

Tuy nhiên, trải qua bao năm tháng khác nhau, những câu từ của ca khúc “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” đã bị thay đổi một phần nào làm ảnh hưởng đến tinh thần mà cố nhạc sĩ muốn gửi gắm qua bài hát. Có thể do đây là ca khúc lâu đời nên được bao lớp ca sĩ thế hệ ngày nay thể hiện chưa tìm hiểu kĩ về những tư liệu, bản gốc nói về ca khúc này mà chỉ nghe qua phần truyền miệng từ người này sang người khác khiến cho phần lời của bài hát bị biến đổi.

Phần lời chính xác của bài hát đó là “anh lên đường lạc hướng” nhưng lại bị nhiều ca sĩ biến đổi thành “anh lên đường trăm hướng”. Giữa từ “lạc hướng” và “trăm hướng” nói trong ca khúc này thoạt nghe cứ nghĩ mang tầng nghĩa hao hao giống nhau nhưng nhạc sĩ Minh Phát lại lựa chọn là “lạc hướng”. Người nhạc sĩ đã vẽ nên một khung cảnh tiễn đưa vô cùng cảm động chạm đến bao trái tim của người nghe khi “người đi thì lạc hướng, người ở thì hóa sầu thương”.

Trước khi đưa ra một nhận định về một tác phẩm nghệ thuật nào đó thì cần tìm hiểu rõ về nhiều luồng thông tin khác nhau, từ đó chọn lọc ra những thông tin đúng để làm cơ sở vững chắc cho nhận định của mình. Qua tìm hiểu về nhiều tư liệu quan trọng liên quan đến ca khúc “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” có thể nhận định rằng phần lời “Anh lên đường lạc hướng” chính là bản gốc chính xác mà tác giả muốn thể hiện. Những căn cứ ấy đã được thể rõ qua phần sheet nhạc được kiểm duyệt và do chính tác giả xuất bản vào ngày 22-04-1963.

Một số dẫn chứng về phần lời chính xác của ca khúc SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG:

Tóm lại, câu hát “Anh lên đường lạc hướng” mới đúng với bản gốc của bài hát SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG !

Cùng nghe lại bản thu âm của ca sĩ Hoàng Oanh trước năm 1975 đúng lời với bản gốc “anh lên đường lạc hướng”.

“SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” – Anh lên đường lạc hướng, em ở lại sầu thương

“SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG” không chỉ ẩn chứa một nỗi sầu không tên, mà nó còn chứa đựng một nỗi nhớ nhung da diết với người tình nơi chiến khu gian truân, trắc trở. Trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, đâu đâu cũng thấy một màu xám xịt của khói đạn và một tình yêu được xây dựng trên nền tảng của sự chinh chiến thì luôn đầy trắc trở. Bởi có mấy ai được trọn vẹn mối tình tại thời điểm này, họ phải chấp nhận yêu xa, yêu trong chờ đợi mà mong ngóng. Họ không hẹn cùng nhau răng long đầu bạc, chỉ dám mơ ước có ngày sẽ lại gặp nhau.

“Chiều xưa phai nắng dấu mòn đưa lối.

Soi bóng chung đôi mà hóa chia phôi.

Sương lạnh chiều Đông vương tiếng thở

của người nguyện đợi chờ, nghẹn ngào giờ tiễn đưa.

 

Chợt thấy lòng như rớt giữa hư vô.

Đưa tiễn nhau đi ngại những đêm mơ.

Đêm chập chờn buông lên giấc mộng,

em vẫn thường gặp anh như lúc xưa nơi sân trường….”

Vào một chiều tắt nắng, nàng thiếu nữ lặng lẽ giấu đi những giọt nước mắt mà nghẹn ngào tiễn đưa người yêu. Chiều đông không khí lạnh dần, nhưng lòng nàng còn lạnh hơn khi phải chứng kiến người thương từng bước rời xa mình để đến vùng đất khốc liệt mang tên chiến khu. Con đường đó đã in mòn đôi gót chân của đôi ta, ngày ngày sánh bước trên đường hẹn thề về một ngày mai tươi sáng, nhưng giờ đây, cũng chính con đường đó, nàng lại phải lặng lẽ nhìn chàng rời đi. Nhưng không lời oán thán, nàng nguyện một lòng chờ đợi chàng quay về, chờ chàng chiến thắng mang vinh quang về cho quê hương. Dù lòng thắt nghẹn, nhưng vẫn tự hào vì người mình yêu.

Dặn với lòng là người yêu đi đánh ԍιặc, đi bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc, nhưng làm sao ngăn được con tim thiếu nữ nhiều chua xót khi bị bỏ lại nơi quê hương. Màn đêm dần buông xuống, lòng cô gái càng nặng trĩu, chỉ biết góp nhặt chút kỷ niệm còn sót lại để ủi an tâm hồn đôi chút. Em nhớ đến những lúc đôi ta gặp nhau nơi sân thượng có chút se lạnh, nhưng lúc ấy em chẳng thấy lạnh vì có anh bên cạnh rồi. Giờ đây, khi một mình lê bước trên đường đêm đông, em cảm thấy lạnh tê tái, lạnh từ thân lạnh đến trái tim nhỏ bé.

“….Anh lên đường lạc hướng.

Em ở lại sầu thương.

Buốt giá câu thơ những lúc đêm mờ,

ướp cánh hoa xưa phấn nhớ hương chờ

mà đắm trong nghẹn ngào.

Mười năm mơ kết mây thành hoa trắng.

Mây vỡ hoa tan, tàn giấc mơ hoa.

Anh hãy về đây đêm giá lạnh

vẫn nghe nồng hơi ấm của tâm нồn trọn mơ.”

Anh lên đường ra chiến trận, em ở lại nơi đây cất giữ những kỷ niệm, những hoài bão của đôi ta mà sầu thương. Không còn anh ở bên cạnh, đột nhiên những vần thơ cũng trở nên lạnh lẽo khi về đêm, những cánh hoa xinh đẹp khi xưa cũng chợt trở nên nghẹn ngào. Dù lạnh giá đấy! Dù cô đơn đấy! Nhưng em vẫn cố gắng động viên bản thân mình mạnh mẽ, cố gắng đợi chờ anh về để cùng xây dựng tương lai.

Đời người con gái có bao nhiêu cái “mười năm”, nhưng nàng vẫn nguyện chờ đợi, dùng mười năm tuổi xuân để đặt cược một đời hạnh phúc bên người mình thương. Em sẽ dùng mười năm tuổi trẻ để kết thành đóa hoa trắng cho ngày hôn lễ, cho ngày hạnh phúc của đôi ta. Nếu một ngày mây vỡ thì ngày đó hoa cũng tàn phai, tình ta cũng như một giấc mộng ảo tàn lụi như cánh hoa mây. Em cược nếu một ngày anh mệt mỏi, anh cảm thấy không chịu được cái giá lạnh của chiều đông, anh sẽ về bên em, về bên mái nhà của hai đứa và lúc ấy đôi ta sẽ xây nên một cuộc đời hạnh phúc như giấc mơ của lứa đôi.

Bài hát “SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG’ của nhạc sĩ Mạnh Phát tuy rằng có giai điệu nhẹ nhàng và có phần sâu lắng, nhưng ca từ lại chẳng hề khiến người nghe đau lòng mà ngược lại, càng làm người ta thêm tin vào tình yêu chia xa. Tin rằng chỉ cần đợi chờ thì chắc chắn sẽ nhận được hạnh phúc. Khi yêu, khoảng cách không còn là vấn đề nan giải nữa. Chỉ cần có niềm tin, tự khắc tình yêu sẽ nở hoa, sẽ là một giấc mộng đẹp.

 

 

Viết một bình luận