Ca khúc “Cho một người nằm xuống” của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – Xót thương cho một kiếp người, xót xa cho một kiếp anh hùng

Có lẽ với bài hát “Cho một người nằm xuống” hay “Hát cho một người nằm xuống” đã không còn quá xa xa lạ với những người thưởng thức âm nhạc, đặc biệt là đối với những người yêu mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đây là một sáng tác rất nổi tiếng của nhạc sĩ họ Trịnh viết vào khoảng giữa, cuối năm 1968, dành tặng cho người bạn thân của mình – Chuẩn tướng không quân Lưu Kim Cương thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa tử trận trong trận Mậu Thân đợt 2 và được ca sĩ Khánh Ly trình bày rất thành công, truyền đạt gần như trọn vẹn tâm tình của người anh em.

“Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời này
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi mùa mưa tới
Trong nghĩa trang này có loài chim thôi!”

Lời hát thật rung động biết bao! Anh đã nằm xuống, vĩnh biệt cuộc đời này, nằm yên dưới lòng đất ấm, ru anh bằng những cơn mưa, tâm sự cùng anh chỉ có những loài chim nhỏ. Anh đã cất lên lời chào tạm biệt và nhắn nhủ cho những người ở lại. Khi anh nằm xuống, có lẽ cạnh anh đã không còn ai, không còn bạn bè đồng hành, không ai xung quanh, nhưng anh hãy yên nghỉ vì mọi người sẽ đời đời nhớ thương anh. Có thể anh đã vui chơi đủ rồi, có thể anh đã bay xa đủ cao rồi, như khi anh ra đi, anh đã bay lên bầu trời xanh rộng.

https://www.youtube.com/watch?v=MSzbNCKgDYU

“Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến
Những xót xa đành nói cùng hư không!”

Xã hội ngày nay ai cũng vội vàng, tất bật, người đến người đi tấp nập. Anh buông bỏ tất cả, anh nằm xuống để mọi hận thù đi vào hư không, đi vào lãng quên. Vùng trời này, mảnh đất này, đã không còn hình bóng của một Chuẩn tướng không quân – Mang tên Lưu Kim Cương. Ông đã tử trận vì trúng đạn B – 40 của quân đội miền Bắc Việt Nam, khi đang trên đường mang quân ra giải vây vành đai phi trường Tân Sơn Nhất.

“Bạn bè còn đó không Anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.”

Một hình ảnh mang tính chất đối lập “Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên – Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống” – Làm chúng ta cảm thấy cuộc đời sau mà ngắn ngủi quá! Bạn bè vẫn còn, người vẫn đợi, người thân vẫn chờ, nhưng anh thì đã ra đi mãi.

“Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.”

Giai điệu nghe sao mà da diết khôn nguôi! Nó đi sâu vào lòng của người nghe, nó đánh động đến từng “ngóc ngách” trong sâu thẳm lòng của những ai khi nhớ về bạn, về người thân của mình đã hi sinh cho Tổ quốc, đã ra đi anh dũng vì sự hòa bình của đất nước. Nhà báo Văn Quang đã từng kể: “…Một buổi chiều năm Mậu Thân 1968,….khi nhận được tin Lưu Kim Cương chết ở phi trường Tân Sơn Nhất, Khánh Ly lên phòng tôi, cô ngồi lặng, Sơn chỉ nhìn và cũng lặng yên. Ít ngày sau, bài hát “Cho một người nằm xuống” ra đời….”.

“Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn
Những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
Thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang”

Anh có vui không khi mọi người vẫn nhớ thương anh? Giai điệu da diết, nhẹ nhàng, nhưng câu từ lại mạnh mẽ, đánh thẳng vào nơi yếu nhất của trái tim. Lời nhắn gửi cuối cùng của mọi người dành cho anh, anh hãy yên tâm, hãy yên nghỉ vì đất nước này cảm ơn anh.

https://www.youtube.com/watch?v=DebgBu3Kfvk

Bài ca chỉ đơn giản là một lời tâm sự của một người bạn, dành cho một người bạn thân của mình đã hi sinh, đã trả nợ nước. Nó như một bài khóc than vì sự mất mát của chiến sự, song nó lại chính là bản nhạc bị liệt vào danh sách cấm lưu hành tại Việt Nam vào trước những năm 1975. Người nghe có thể chỉ nghe và cảm nhận, nghe đến đấy, hiểu đến đấy, chứ mấy ai cần biết đến bài hát này viết vì ai, khóc vì ai.

Dù cấm là vậy! Không được phép là vậy! Nhưng lời bài hát quá hay, giai điệu lại quá da diết cùng với phần trình diễn quá nhập tâm của ca sĩ Khánh Ly, bài hát cũng dần được truyền tai nhau. Về riêng, nó đại diện cho một tình bạn đẹp đẽ, Trịnh Công Sơn đã phải mạnh mẽ thế nào khi nhìn thấy bạn mình vẫn đang mạnh khỏe, lại vẫy tay chào tạm biệt cuộc đời do chiến tranh. Về chung, bài hát này như muốn nhắn gửi đến tất cả những anh hùng của nước nhà, các anh đã chiến đấu rất anh dũng, rất quả cảm, và mọi người sẽ luôn hoài niệm về các anh, sẽ luôn ghi nhớ công ơn mà các anh đã mang lại hòa bình cho đất nước Việt Nam thân yêu này. Dù chung hay riêng, thì Trịnh Công Sơn đã rất thành công khi mang đến một nhạc phẩm nghệ thuật cho nền âm nhạc nước nhà.

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới
trong nghĩa trang này có loài chim thôi!

Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến
những xót xa đành nói cùng hư không!

Bạn bè còn đó anh biết không Anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.

Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.

Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn
những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang!

Viết một bình luận