Câu chuyện đẫm nước mất của đôi uyên ương ẩn trong ca khúc “Đồi Thông Hai Mộ” – Nhạc sĩ Hồng Vân

Nếu bạn nào đã từng đến Đà Lạt một lần sẽ chẳng thể nào bỏ qua thắng cảnh “Đồi thông hai mộ” – Một địa điểm tham quan du lịch nằm trên đồi thông bên hồ Than Thở. Người ta thường nhắc đến Đà Lạt với cái tên là thành phố ngàn hoa, nơi đây không chỉ khí hậu mát mẻ mà còn níu giữ người ta bởi cái thoáng buồn lỡ đễnh của cành cây ngọn cỏ. Ghé thăm đồi thông hai mộ, chúng ta sẽ được tận tai nghe thấy câu chuyện ly kỳ có thật đã diễn ra hơn 60 năm về trước – Sự bất hạnh của chàng trai có tên Vũ Minh Tâm và nàng thiếu nữ Lê Thị Thảo, minh chứng tình yêu cho trường cửu mãi mãi bên nhau.

Chuyện kể rằng, một ngày nọ có chàng trai tên Tâm – Con trai của một đại điền chủ giàu có ở Gò Công, còn Thảo chỉ là một người thiếu nữ của gia đình bình thường sinh sống tại thành phố Langbiang, Đà Lạt. Tâm và Thảo thường xuyên có những cuộc hẹn hò và gặp gỡ trên đồi thông, tình yêu kết trái, đôi tình lữ yêu nhau say đắm suốt một thời gian, cuối cùng Tâm quyết định về lại Tiền Giang khẩn cầu cha mẹ để được cưới người đẹp về nhà. Nhưng vì lối suy nghĩ cổ hủ của người xưa về quan niệm “môn đăng hộ đối” mà cha mẹ Tâm đã ra sức ngăn cản và phản đối con trai. Để bác bỏ suy nghĩ trong lòng con trai, cha mẹ đã ra sức mai mối và ép buộc chàng phải cưới một người con gái mà anh chẳng hề yêu. Không dám cãi lại lời người đã sinh thành ra mình, nhưng cũng không thể phụ lại tấm lòng người thiếu nữ son sắt yêu thương mình ở Đà Lạt, Tâm đã quyết định đầu quân xin được ra chiến trường đánh giặc và nhắn nhủ cùng Thảo hãy đợi chờ chàng quay trở về.

Đà Lạt 1970-71 Photo by John Aires
Đà Lạt 1970-71 Photo by John Aires

Tin tưởng vào lời hẹn ước năm ấy cùng chàng trai Tiền Giang, Thảo đã thủy chung mà chờ đợi tại nơi thành phố Đà Lạt buồn tênh, mặc cho có bao nhiêu chàng trai theo đuổi nàng. Ngày này qua tháng nọ, Thảo suốt ngày mong ngóng từng lá thư của người yêu gửi từ nơi chiến trường về, nỗi nhớ người yêu da diết, nàng dạo bước quanh bờ hồ Than Thở để phần nào trút được nỗi nhớ nhung. Cho đến một ngày, trên tay cầm tờ thư báo tử, nàng tuyệt vọng khôn nguôi nên tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Than Thở – Đây là nơi đã cất chứa bao kỷ niệm tình yêu của đôi lứa – Nàng chọn là nơi kết liễu cuộc đời mình và trên tay vẫn còn nắm chặt lấy lá thư ấy. Trước khi ra đi, tâm nguyện duy nhất của nàng chính là được chôn trên ngọn đồi ấy, để mãi mãi bên chàng, bên những ký ức thuộc về hai đứa. Nhưng trớ trêu sau, tin báo tử là sai, Tâm vẫn chưa chết – Khi trở về, chàng ngây ngốc khi biết tin nàng Thảo đã ra đi và đang được chôn cất nơi núi đồi vi vu gió ngàn. Tưởng chừng hạnh phúc hé cười khi thắng trận trở về, trong tâm đang hò reo sẽ được cùng người yêu đoàn tụ nào đâu ngờ rằng trái tim đã chết từ lâu. Đau buồn quá đỗi, Tâm lựa chọn cái chết đã giữ trọn lời thề cùng người con gái anh yêu. Trước khi mất, chàng đã để lại một bức thư tuyệt mệnh cùng với mong ước được chôn xác cũng nàng nơi đồi thông ấy, để hồn ta mãi mãi kề cạnh bên nhau, để đôi ta mãi mãi là một đôi tình lữ suốt kiếp chẳng rời.

Năm 1965, trong một chuyến lên Đà Lạt, có cơ hội ghé thăm thắng cảnh Đồi thông hai mộ nhạc sĩ Hồng Vân (Trần Quý) đã tức cảnh sinh tình trước câu chuyện tình bi thương và đẫm nước mắt của đôi trẻ yêu nhau nên ông đã sáng tác nên nhạc phẩm “ĐỒI THÔNG HAI MỘ”. Như một sự bày tỏ niềm thương tiếc với đôi nhân tình vẫn còn xuân xanh. Bài hát có giai điệu Bolero có chút trầm buồn được khá nhiều khán thính giả yêu thích và được nhiều ca sĩ lựa chọn trình bài thành công như: Lệ Quyên, Hoàng Oanh,…

“Một chiều rừng gió lộng một chiều rừng

Nhớ chuyện bên đồi thông

Nàng năm ấy khi tuổi vừa đôi chín

Tâm hồn đang trắng trong

Như chim non khi ăn còn chưa no

Khi co còn chưa ấm

Tuổi thơ ngây bao nhiêu chuyện mưa nắng,

nắng mưa lo một mình……”

https://www.youtube.com/watch?v=_B2TS7cMlOM

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Dạ Hương thâu thanh trước 1975

Mở màn cho một câu chuyện tình buồn chính là hình ảnh ngọn đồi với dãy thông dài nối tiếp nhau, đón từng đợt gió lạnh đìu hiu như đang than thở cho một câu chuyện tình buồn của đôi trai gái yêu nhau – Một đoạn tình yêu dang dở, khởi đầu chưa bao lâu đã kết thúc trong sự hối tiếc của người đời.

Nàng là một cô nàng “tuổi vừa đôi chín”, chỉ là một thiếu nữ tuổi vẫn còn hồn nhiên, tâm hồn của nàng chưa có bất kỳ vết đen vẫn còn trắng trong như một trang giấy. Nàng chưa hề cảm nhận được sự đen tối của cuộc đời này, chưa biết được sự khắc nghiệt và đáng sợ của những hủ tục ngày xưa, nàng “như chim non khi ăn con chưa no, khi co còn chưa ấm”, chỉ vô tư vui vẻ nơi thành phố Langbiang tươi đẹp và lãng mạn.

Chàng thanh niên anh tuấn khôi ngô, trộm đi trái tim người thiếu nữ vẫn còn hồn nhiên, ngây thơ chẳng bao giờ biết lo lắng về chuyện mưa nắng, gió bão.

“…..Rồi nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi

trang điểm qua màu phấn

Để phai úa đến tàn cả hương sắc

tháng ngày luôn héo hon

Hoa không tươi khi hay nàng ít nói

Chim muông ngừng tiếng hót

Trời không thương nên đêm đổ giông tố

Cướp đi cuộc đời nàng….”

https://www.youtube.com/watch?v=ee5zUusIZPE

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hoàng Oanh thâu thanh trước 1975

Hai người gặp nhau tâm đầu ý hợp, họ yêu nhau tha thiết, họ hẹn thề sắt son cùng nhau, mong cuộc đời về sau mãi mãi có nhau. Ông trời cũng thật biết trêu ngươi, vì chữ “môn đăng hộ đối” vì thân phận làm con chẳng dám cãi cha mẹ, chàng trai bị phản đối kịch liệt chẳng thể cùng người yêu thương trăm năm đầu bạc, hạnh phúc cuối đời. Chàng quyết định đầu quân, thân chinh chiến trường đánh giặc mà bỏ qua người con gái cha mẹ ép buộc cưới sinh, vừa không phụ lòng cha mẹ, vừa giữ được lời thề non hẹn biển cùng người con gái mình yêu. Chàng chỉ mong nàng sẽ vững lòng tin đợi chờ mình quay về.

Còn nàng, dành cả thanh xuân quyết tâm tin tưởng vào cuộc tình ấy, son sắt chờ đợi một người mình yêu, mặc cho bao lựa chọn khác. “Nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi, trang điểm qua màu phấn” – Cố gắng dùng cái gọi là sắc đẹp phấn son để che lấp đi cái gọi là sầu thương nơi quầng mắt, lúc nào cũng thẫn thờ mà chờ đợi tin tức người yêu từ nơi sa trường nguy hiểm. Nhưng sự chờ đợi của nàng chỉ mang lại “phai úa đến tàn cả hương sắc tháng ngày luôn héo hon”, một cô nàng hoạt bát vì tuổi còn xuân thì nay lại càng trầm mặc ít nói như hoa kia chẳng còn tươi, như chim muông chẳng thể hót.

“Trời không thương nên đêm đổ giông tố, cướp đi cuộc đời nàng…” khi nhận được tin chàng đã hy sinh nơi chiến tường hung hiểm, cũng cướp di sinh mệnh duy nhất của cuộc đời nàng. Thử hỏi làm sao sống được khi một người không có trái tim, nàng quyết định ra đi, nàng lựa chọn cái chết để chấm dứt chuỗi đời đau khổ khi chẳng còn càng kề cạnh.

“….Sau người về đây để tìm nhưng

thôi đã mất còn đâu.

Ôi! Buồn làm sao, đồi thông xưa

Nay vắng bóng người yêu.

Ôi! đời hợp tan, hợp rồi tan

Như mây kia gặp gió

Chàng tương tư bao đêm về bên ấy

Vắng đi từ đấy!…..”

https://www.youtube.com/watch?v=1XJfq57ip7Y

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Phương Dung trình bày.

Than ôi! Chàng trở về rồi, chàng đã giữ đúng lời hẹn ước mà trở về để mong mang đến hạnh phúc giản đơn cho người thiếu nữ ấy. Nhưng chờ chàng chính là tin tức làm người ta chẳng thể đứng vững: Nàng đã đi rồi, đi mãi chẳng về – “Sau người về đây để tìm nhưng thôi đã mất còn đâu”.

Tuyệt vọng, đau đớn như vạn tiễn xuyên tim,…Hình ảnh đồi thông vẫn còn đó, hình ảnh hai ta hẹn thề sẽ mãi bên nhau trọn đời như vừa mới hôm qua, vậy mà “nay vắng bóng người yêu”. Dâu biết cuộc đời vô thường, có cuộc hẹn nào mà chẳng tan, có gặp gỡ nào chẳng tàn, nhưng chàng chẳng thể nào nguôi ngoai được nỗi xót xa vì chẳng thể gặp người thương lần sau cuối. Nỗi tương tư suốt bao ngày tháng khi còn ở chiến trường nay lại thành nỗi chia xa âm dương cách biệt…..

“……Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng

Như lời xưa thề ước

Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc

dưới mộ sâu đất khô

Qua bao năm rêu xanh phủ che kín

Âm u chẳng nhang khói

Trời xuôi chi trên cây còn lá úa

Lá xanh kia rụng rồi.” 

Kết thúc cho mối tình đẹp nhưng đau thương chính là “rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng như lời xưa thề ước”. Không muốn nàng cô đơn nơi “chín suối”, không muốn bỏ qua lời hẹn thề mãi mãi bên nhau của đôi ta, chàng đã quyết tâm theo nàng, kết liễu cuộc đời mình chỉ mông mộ của mình được đặt cạnh mộ nàng như đôi hồ điệp lúc nào cũng có nhau. “Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc dưới mộ sâu đất khô” nàng chẳng thấy lạnh lẽo hay buồn bã, chỉ có vui vẻ và mãn nguyện vì cuối cùng cũng được gần nàng thêm chút nữa. Trời có âm u, không nhang, không khói thì vẫn còn có đôi ta cạnh nhau, sưởi ấm cho nhau suốt kiếp về sau.

Hiện tại đến bây giờ, nhiều du khách đến thăm quan Đà Lạt, ghé thăm đồi thông hai mộ vẫn sẽ thấy hai ngôi mộ nằm cạnh nhau. Tuy nhiên trong đó chỉ có duy nhất mộ của cô gái là thật, còn một của chàng trai chỉ là sự hoài niệm của người đời, sự thương tiếc cho một mối tình đẹp nhưng bất thành do bởi thành kiến của chế độ cũ ngày xưa.

Trích lời bài hát Đồi Thông Hai Mộ:

Một chiều rừng gió lộng một chiều rừng
Nhớ chuyện bên đồi thông
Nàng năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
Tâm hồn đang trắng trong
Như chim non khi ăn còn chưa no
Khi co còn chưa ấm
Tuổi thơ ngây bao nhiêu chuyện mưa nắng,
nắng mưa lo một mình.

Rồi nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi
trang điểm qua màu phấn
Để phai úa đến tàn cả hương sắc
tháng ngày luôn héo hon
Hoa không tươi khi hay nàng ít nói
Chim muông ngừng tiếng hót
Trời không thương nên đêm đổ giông tố
Cướp đi cuộc đời nàng

Sau người về đây để tìm nhưng
thôi đã mất còn đâu.
Ôi! Buồn làm sao, đồi thông xưa
Nay vắng bóng người yêu.
Ôi! đời hợp tan, hợp rồi tan
Như mây kia gặp gió
Chàng tương tư bao đêm về bên ấy
Vắng đi từ đấy!

Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng
Như lời xưa thề ước
Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
dưới mộ sâu đất khô
Qua bao năm rêu xanh phủ che kín
Âm u chẳng nhang khói
Trời xuôi chi trên cây còn lá úa
Lá xanh kia rụng rồi.

Viết một bình luận