Nỗi nhớ của người chiến sĩ nơi tiền tuyến được thể hiện trong ca khúc “Chiều trên phá Tam Giang”

Khi nhắc tới nhạc sĩ Trần Thiện Thanh người ta thường nhớ đến một người nhạc sĩ, ca sĩ sở hữu vô số ca khúc hay và cống hiến hết mình cho nền âm nhạc. Trong vô số tác phẩm đó có một tác phẩm đã để lại dấu ấn sâu sắc khó mà quên được cho những người yêu âm nhạc, đó chính là tác phẩm “Chiều Trên Phá Tam Giang”.Tác phẩm được nhạc sĩ phổ lại từ đoạn hai của bài thơ cùng tên của nhà thơ Tô Thùy Yên. Đó là đoạn nhớ về người yêu ở nơi hậu phương, từng câu, từng chữ đều khắc sâu tình yêu và nỗi nhớ dành cho người. Chắc cũng chính vì thế mà khi được phổ thành nhạc tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm hồn bao người trẻ thời bấy giờ

“Chiều trên phá Tam Giang,

 Anh chợt nhớ em

 Nhớ ôi niềm nhớ

 Ôi niềm nhớ đến bất tận

 Em ơi, em ơi!

….

Giờ này thành phố chợt bừng lên

em giòng lệ vẫn rất chảy tuôn

nghĩ đến một điều em không rõ

nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ

đến một người đi giữa chiến tranh

lại nghĩ tới anh

lại nghĩ tới anh

nghĩ tới anh…” 

Mở đầu bài hát là những câu ca khắc họa một cách chân thực về nỗi nhớ của người lính nơi tiền tuyến để chống lại thảm cảnh chiến tranh chợt nhớ về người thương nơi hậu phương, nơi quê nhà. Ngôn ngữ nhạc mà nhạc sĩ dùng trong đoạn này thật chân thật và cuốn hút. Khiến cho người nghe có thể chìm đắm vào cảm xúc của người lính nơi chiến trường khắc nghiệt. Khi đã chìm đắm vào lời bài hát thì người nghe sẽ cảm nhận được tiết điệu bài hát dần trở nên nhanh hơn từ “Nhớ”, cũng chính vì đây là cảm xúc của người lính, nỗi nhớ luôn đến một cách bất chợt một cách nhanh chóng khó có thể diễn đạt được.

Khi nỗi nhớ càng đến sâu hơn chợt khiến người ta nhớ đến những kỉ niệm và cả những thói quen sinh hoạt. Những kỉ niệm vào Sài Gòn buổi tối như những buổi hẹn hò đi nhà hàng, ăn tối và cùng nhau về trước giờ giới nghiêm. Hình ảnh người lao công đang tranh thủ quét dọn hành lang cũng chỉ để có thể về trước giờ giới nghiêm. Kỉ niệm và những hình ảnh khó quên bỗng chốc ùa về trong tâm trí khiến người ta không khỏi bồi hồi và xúc động. “Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm” biểu hiện cho sự tắt ngúm của một sự sống rộn ràng luôn trực chờ để lại được cháy bỏng. Hình ảnh đó cũng giống với những ước muốn, dự định và suy nghĩ của bao con người trong thời buổi chiến tranh này, luôn mỏng manh và dễ vỡ. Những thói quen sinh hoạt của em như những giờ phút em rời thư viện để đi rong chơi và cả những suy nghĩ của em về ngày thi mà tương lai thúc hối. Nơi đâu mà hai ta đã từng đi qua cũng để lại cho anh rất nhiều kỉ niệm như quán nước, như nơi hai ta đã từng hẹn hò, kể cả những hàng cây sướt mướt, những đóa hoa nở vội. Anh yêu và luôn nhớ về những thói quen sinh hoạt đó của em, anh biết giờ này em cũng đang nghĩ tới anh, nhớ tới anh. Bằng giai điệu chậm tác giả đã lột tả một cách chân thực nhất nỗi nhớ về những kỉ niệm và thói quen sinh hoạt đáng yêu của cô sinh viên nơi Sài Gòn.

Trái với những hình ảnh đẹp đẽ ở đoạn trước thì đoạn cuối lời bài hát lại làm cho người nghe bừng lên một cảm giác bi ai, “em giòng lệ chảy tuôn nghĩ đến một điều em không rõ, nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ, đến một người đi giữa chiến tranh, lại nghĩ tới anh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh”.Lời bài hát mô tả một cách chân thực tâm lý khiến cho ai cũng có thể cảm nhận được nỗi sợ của cô sinh viên trong thành phố nghe thấy tiếng đạn vang xa ở ngoại ô bỗng chợt lo lắng cho người tình của mình, nỗi sợ và lo lắng không dám nghĩ tới ấy chính là cái chết. Những nỗi sợ hãi ấy của em thì anh trân trọng biết bao và anh đọc được từng ý nghĩ trong đôi mắt của em, nhưng anh phải thực hiện một sứ mệnh thiêng liêng không thể nào từ bỏ. Cho dù cái chết có đến thì đó cũng là một cái chết hào hùng. Đó là tâm lý của người lính nơi chiến trường dù có biết cảm xúc của người thương dành cho mình nhưng cũng không thể nào vứt bỏ được sứ mệnh thiêng liêng của bản thân. Cảm xúc của hai con người trẻ tuổi thật đáng thương chỉ có thể oán trách chiến tranh khốc liệt.

Tác phẩm “Chiều Trên Phá Tam Giang” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã khắc họa một cách rõ nét cảm xúc của người lính nơi chiến tuyến đến mức khiến người nghe chìm đắm vào những cảm xúc ấy. Đồng thời cũng cho chúng ta nhận thấy được sự tàn bạo của chiến tranh, nỗi lo sợ khi chiến tranh có thể cướp đi những người thân yêu của mình bất kỳ lúc nào. Bài hát mang một sức bật mạnh mẽ, quét ngang qua những sự tàn khốc đó và đọng lại cho người nghe đó chính là tình cảm thắm thiết là những kỉ niệm là những hình ảnh là những thói quen. Những hình ảnh ấy thật đẹp đẽ biết bao, cũng chính những hình ảnh này đã để lại trong lòng người nghe những dấu ấn khó có thể phai mờ theo thời gian.

Viết một bình luận