“Hoa Soan Bên Thềm Cũ” – Một bức tranh quê tràn ngập hương hoa và tình yêu

Trong dòng chảy của Tân nhạc, rất nhiều nhạc sĩ mượn hoa để kể về chuyện tình qua lời ca cung đàn. Phần lớn các tác phẩm nói về hoa sim, hoa phượng, hoa sen,… nhưng rất ít và hầu như chỉ có một tác giả Tuấn Khanh nói về hoa “Soan”. Nhạc khúc “Hoa soan nở bên thềm cũ” là một tác phẩm viết về chuyện tình yêu đẹp với loài hoa soan ấy.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh (1933) là tác giả của ca khúc nổi tiếng “Chiếc lá cuối cùng”. Ngoài ra, Tuấn Khanh còn theo đuổi con đường ca hát, với nghệ danh Trần Ngọc. Nhạc khúc “Hoa soan bên thềm cũ” được ông viết vào năm 1959, đây là một nhạc khúc nổi tiếng của ông, và cũng là một nhạc khúc gây nhiều tranh cãi ngay từ nhan đề bài hát. Rất nhiều thắc mắc về cách gọi là “hoa soan” hay “hoa xoan” là đúng. Nhưng vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho thắc mắc này. Chúng ta chỉ biết “hoa xoan” là một loài hoa phổ biến ở miền quê còn được gọi là hoa sầu đông, một loài hoa mọc từng chùm. Có nhiều phỏng đoán cho rằng tác giả viết “hoa soan” chính là hoa xoan nhưng vì lỗi phương ngữ nên có nhầm lẫn. Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán, chúng ta chưa có câu trả lời cho thắc mắc đó. Nhưng thiết nghĩ, dù là hoa soan hay xoan thì nhạc khúc “Hoa soan bên thềm cũ” mang lại cho chúng ta là một bức tranh quê thanh bình với một cuộc tình đẹp của người lính nghỉ phép thăm người yêu.

Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi

Xa vắng miền quê bao năm rồi

Về gặp em ngây thơ duyên dáng

Hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do danh ca Lệ Thu thâu thanh trước 75.

Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi, thì bước chân về lại miền quê sau bao bao năm xa cách. Anh lại được về thăm quê qua bao tháng năm sương gió phong trần, “về gặp em ngây thơ duyên dáng”. Từ dạo ấy tiễn đưa anh chiến chinh, bao tháng ngyaf hành quân nhớ mong, nay được về gặp lại người xưa. Em vẫn thế, vẫn như ‘hôm xưa tiễ anh nơi cuối làng”, em vẫn ngây thơ, nét duyên dáng ngày nào.

Khi tới đầu thôn tim rộn ràng

Mơ ước mộng xưa chưa phai tàn

Mà làng thôn nay sao vui quá

Lâng lâng như lạc vào động hoa

Chân bước đến đầu thôn mà tim đã rộn ràng. Nhìn lại làng quê nay “sao vui quá” cảm giác người lính “lâng lâng như lạc vào động hoa”. Đó là tâm trạng hớn hở, vui tươi sau bao ngày xa cách quê nhà. Nỗi nhớ quê, tình yêu nhà và cả tình yêu dành cho bóng hồng luôn thôi thúc trái tim người lính. Còn đâu đẹp và vui hơn quê mình, nơi ta được sinh ra, nơi ta cho ta tuổi thơ và quan trọng hơn cả, nơi mà có người thương luôn đợi mỗi bước chân ta về.

Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng

Giặc tràn qua thôn xóm

Gieo bao đau thương bao điêu tàn

Từ ngày anh vắng xa

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Lan trình bày.

Về thăm quê lại nghe chuyện cũ, từ khi anh đi lính, giặc tràn qua thôn xóm, gieo bao đau thương điêu tàn. Lòng người lính cũng đau theo nỗi đau của thôn xóm. Chiến tranh kia gieo bao nỗi tang thương, những nơi điêu tàn đổ vỡ. Nhưng thật tốt khi nay quê hương đã thanh bình.

Nay qua đau thương yên bình rồi

Tình ta lên hương ngát

Như hương hoa soan vàng bên thềm

Nhẹ nhàng như ngất say

Nay chiến tranh đã chấm dứt, đau thương đã kết thúc và yên bình lại về. Ta nghe quê hương mình như khoác lên tấm áo mới, tấm áo của cuộc sống hạnh phúc thái bình. Ta nghe “tình ta lên hương ngát như hương hoa soan vàng bên thềm”. Cuộc sống thanh bình lại về với thôn xóm, tiếng hát ca vang vọng khắp ngõ nhỏ. Không còn những khói đạn chiến chinh, mà nay khắp thôn xóm tràn ngập trong hương hoa khiến lòng người “nhẹ nhàng như ngất say”. Sau cơn mưa trời lại sáng, sau chiến tranh hòa bình lại về. Giowf đây nhìn quê hương ngập tràn ấm êm hạnh phúc, tâm hồn người lính của như nhẹ treo theo, thả lỏng hồn mình hòa vào hồn quê, để cảm nhận những nét đẹp của quê nhà sau bao năm tháng xa cách.

Em nhé mình thương nhau muôn đời

Anh giữ gìn biên cương xa vời

Đừng buồn khi xa nhau em nhé

Thăm em đôi ngày rồi anh đi

https://www.youtube.com/watch?v=aRfuwX-IzRg

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hà Thanh thâu thanh trước 75.

Nhưng ngày nghỉ ngắn ngủi, anh không thể bên em lâu thêm “thăm em đôi ngày rồi anh đi”, nhưng mong em hiểu “mình thương nhau muôn đời” dù xa cách nhưng lòng anh luôn nghĩ về em. “Anh giữ gìn biên cương xa vời” giữ cho em và cho quê hương thanh bình, anh ra chiến tuyến với trái tim chan chứa tình yêu dành cho em, dành cho quê hương và đất nước. Em ơi “đừng buồn khi xa nhau em nhé”, ngày sau đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù anh lại về bên em. Anh lại cùng em đắp xây hạnh phúc muôn đời.

“Hoa soan bên thềm cũ” như một bức tranh quê hương được điểm xuyết bởi tình yêu của người lính, bức tranh quê hương thanh bình sau ngày giặc tan, tình yêu của người lính và tách nghiệm của chí trai. Tình lính là tình yêu và trách nhiệm với đất nước trên vai, là tình yêu và nhớ nhung trong lòng. Hoa soan bên thềm cũ, một nhạc khúc vẽ lên cảnh quê với hương tình người, và hương hoa soan ngát khắp ngõ xóm. Nhạc khúc như một bức tranh ngát hương làm ngất ngây hàng triệu trái tim mộ nhạc trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Lời bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ – Tuấn Khanh

Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi
Xa vắng miền quê bao năm rồi
Về gặp em ngây thơ duyên dáng
Hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng.

Khi tới đầu thôn tim rộn ràng
Mơ ước mộng xưa chưa phai tàn
Mà làng thôn nay sao vui quá
Lâng lâng như lạc vào đồng hoa.

Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng:
“Giặc tràn qua thôn xóm
“Gieo bao đau thương bao điêu tàn từ ngày anh vắng xa.”
Nay qua đau thương, yên bình rồi,
Tình ta lên hương ngát
Như hương hoa soan vàng bên thềm
Nhẹ nhàng nhưng ngất say.

Em (Anh) nhé! mình thương nhau muôn đời
Anh giữ gìn biên cương xa vời
Đừng buồn khi xa anh (nhau) em (anh) nhé!
Thăm em đôi ngày rồi anh đi.

Viết một bình luận