Nhạc khúc hào hùng viết tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp cung đao của Minh Kỳ trong “Biệt kinh kỳ”

Minh Kỳ là một trong ba nhạc sĩ nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng, tên tuổi ông được biết đến nhiều qua ca khúc nổi tiếng Xuân đã về. Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ, gốc Huế nhưng sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa. Theo gia phả hoàng tộc triều Nguyễn, Minh Kỳ là cháu 6 đời của Vua Minh Mạng. Năm 1957, ông vào định cư tại Sài Gòn. Ông cùng với Anh Bằng, Lê Dinh lập nên nhóm Lê Minh Bằng vào năm 19659. Ông từng giữ chức vụ Đại úy cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa Chức. Nền âm nhạc nước nhà vắng bóng một nhạc sĩ tài hoa đêm ngày 31 tháng 8 năm 1975, ông thiệt mạng vì lựu đạn nổ khi đang ngồi ăn cơm cùng bạn tù trong sân.

Nhạc sĩ Minh Kỳ
Nhạc sĩ Minh Kỳ

“Riêng tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung” là lời nhắn của Minh Kỳ dành cho những chàng trai trẻ chuẩn bị gác bút nghiên lên đường hành quân trong nhạc khúc “Biệt kinh kỳ”. Nhan đề bài hát là một từ Hán Việt, mang ý nghĩa từ biệt kinh đô.Và cả nhạc khúc là áng thơ tái hiện lại những chuẩn bị cũng như tâm trạng chia ly của những người lính mà vốn là những chàng học trò, nay xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc.

Bạn ơi ! quan hà xin cạn chén ly bôi

Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi

Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi

trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi

kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi.

Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi

Bạn ơi ! hãy nói “khoác chiến y” rồi

Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên

giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền

có về là khi nước non vui bình yên.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Nhật Trường trình bày.

Biệt kinh kỳ là một bài hát được tác giả trao chuốt từng câu từ, lời từ được chắc lọc và sử dụng hết sức công phu. Ngay từ câu đầu tiên mở đầu bài hát, ta có thể cảm nhận được nỗi niềm thân thương mà tác giả muốn gửi gắm qua tiếng gọi “Bạn ơi!”. Tiếng gọi bạn đầy thân thương như gọi một người thân quen và luôn bên ta, người nghe như cảm được tiếng gọi ấy, như chính mình là “bạn lính” mà tác giả gọi. “Quan hà xin cạn chén ly bôi”, câu hát sử dụng từ Hán việt mang một chất thơ trong từng cung nhạc. Quan hà được hiểu là người khách qua sông, nay xin khách dừng lại cạn cùng tôi “chén ly bôi”, cạn chén rượu chia xa. Vì ngày mai đây, “ta đã, đã đi xa rồi”, câu hát ngập ngừng mang theo cả sự bùi ngùi và luyến tiếc của chàng thư sinh trước buổi chia ly chuẩn bị khoác lên mình tấm áo lính mang nghiệp binh đao. “Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi/ trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi”, tại buổi chia ly mượn chén rượu thay lời tiễn đưa nhau, phía chia ly cách xa mấy ai không bùi ngùi nhớ thương và luyến tiếc chốn thành cô nơi ta khôn lớn. Hết hôm nay thôi, qua ngày mai mọi kỷ niệm buồn vui về chốn thành đô này, tôi xin khắc ghi mãi trong tim mình. Bạn ơi, nếu ngày mai có ai hỏi tin tôi, xin hãy nói tôi đã “khắc chiến y”, nay tôi đã xếp bút nghiên và giã từ trường yêu, giã từ bao bạn hiền từng gắn bó mà lên đường chiến chinh vì một ngày mai “nước non vui bình yên” tôi lại về.

Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi,

Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,

Diệt thù lập công cho xứng tài trai,

Sắt son ghi lòng chớ phai.

Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,

Con đi chinh chiến để nước yên vui

Lời mẹ hiền khuyên nguyện khắc trong tim

bao giờ dám quên.

https://www.youtube.com/watch?v=T4uwx5zuWLo

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Phi Nhung trình bày.

Nhớ mãi phút giây đưa tiễn bước chân tôi, mắt mẹ hoen lệ nhắn đôi lời. Tác giả không chỉ viết nhạc mà tựa như viết thơ, mỗi câu chữ như chất chứa vạn nỗi niềm, lời ca mang một chia ly của tình mẫu tử, người mẹ hiền với ánh luyến thương tiễn bước chân con lên đường hành quân. Câu hát mang lại một chút gì đó luyến lưu của bậc sinh thành ngày tiễn con đi lính, và hơn cả là nỗi khâm phục trước tình yêu mà mẹ ấy dành cho đất nước.”Diệt thù lập công cho xứng tài trai/ Sắc son ghi lòng chớ phai” câu hát như một thề sắc son của phận trai mang chí anh hùng, quyết diệt thù lập công cho xứng đáng phận nam nhi. Con nhớ mãi lời mẹ dặn, “Lời mẹ hiền khuyên nguyện khắc trong tim/ bao giờ dám quên” rằng con lên đường chiến chinh là bảo vệ nước non thanh bình, là xứng đáng phận làm nam nhi đáp trả núi non nào dám cầu mong công danh. Với người mẹ ấy, bà luôn mong ngày đất nước thái bình, đón con về trong vòng tay mẹ, không cầu mong con công lớn danh hầu, chỉ mong con được bình an đi cứu nước. Trên cả tình yêu của mẹ dành cho con là tình yêu của người mẹ dành cho đất nước, là sự thấu hiểu và ủng hộ với quyết định của con mình, mang thân trai báo nước lúc nguy nan.

Bạn ơi ! khi nào ai hỏi đến tên tôi

Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.

Ngày nào khi đất nước hết binh đao

giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,

trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Khánh trình bày.

“Bạn ơi! khi nào ai hỏi đến tên tôi” hãy nói tôi đã khoác chiến y, làm người lính chiến với cánh tung trời. Tôi lên đường chiến đấu diệt quân thù và hẹn ngày đất nước hết binh đao, tôi lại trở về giữa đoàn “tôi đi đầu”. Câu hát mang khí phách của phận trai, mang theo những hoài bão lớn lao của người lính trước ngày hành quân. Người thư sinh năm nào, nay xếp bút nghiên mà khoác chiên y, anh lên đường hành quân, sống kiếp lính như cánh hùng ưng bao giữa trời quyết dẹp giặt trả thanh bình chốn quê hương. Và ấy là ngày tôi trả lại thành đô “năm tay ta mừng nhau”.

Người đi chiều ấy áo nhuộm bụi đường

Chiều nay về giữa kinh kỳ say hương.

Chiều ấy người đi áo nhuộm bụi đường chiến chinh, chí anh hùng vượt lên mọi gian lao, người chiến đấu bảo vệ non sông, bảo vệ thái bình yên vui. Vfa chiều nay người về giữa kinh kỳ, say hương đời thơm ngát trong thái bình thịnh thế!

“Biệt kinh kỳ” như một từ biệt đầy hào hùng và khí phách của những phận nam nhi trước ngày lên đường chiến chinh. Đất nước gọi, đâu ngại là ai, những thư sinh nay xếp bút nghiêng mang trong mình chí trai anh hùng và tình yêu nước, niềm tin về tương lai sạch bóng giặt thù. Biệt kinh kỳ mang lại cho người nghe một cảm giác hân hoan và nhiệt huyết của tuổi trẻ và sức trai kiên cường, len lỏi trong sự hào sảng ấy là hình ảnh của mẹ hiền buổi tiễn bước chân con. Bằng tất cả tài hoa, nhạc khúc như một áng thơ hào hùng được hòa cùng cung đàn hiên ngang, vẽ lên một buổi tiễn đưa hùng tráng.

Lời bài hát Biệt Kinh Kỳ – Minh Kỳ & Hoài Linh

Bạn ơi ! quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi.
Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi
Bạn ơi ! hãy nói “khoác chiến y” rồi
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
có về là khi nước non vui bình yên.

Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi,
Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
Diệt thù lập công cho xứng tài trai,
Sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
Con đi chinh chiến để nước yên vui
Lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong tim
bao giờ dám quên.

Bạn ơi ! khi nào ai hỏi đến tên tôi
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.
Ngày nào khi đất nước hết binh đao
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.

Người đi chiều ấy áo nhuộm bụi đường
Chiều nay về giữa kinh kỳ say hương.

Viết một bình luận