Những kỷ niệm về tình yêu nồng cháy thời tuổi hồng trong chiều mưa qua nhạc khúc “Thành Phố Mưa Bay” (Bằng Giang)

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc Ân trong buổi bình minh của dân tộc, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời…

Những tấm hình dưới đây là hình ảnh của Ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương, hay còn gọi là Ngã 6 Sài Gòn, nơi có tượng Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng, được dựng vào năm 1966. Tượng này đã tồn tại hơn 50 năm qua cùng với đời sống của người Sài thành.

Có điều, nếu không phải người để ý kỹ thì có thể sẽ không biết rằng bức tượng Phù Đổng Thiên Vương này có một chi tiết khác so với truyền thuyết Thánh Gióng: ngồi trên ngựa sắt vẫn là một chú bé. Trong truyện xưa, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt… đến thì chú bé vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn để đi đánh giặc ngoại xâm.


Nhưng chính nhờ sự khác biệt này mà bức tượng Phù Đổng Thiên Vương ở Sài Gòn trở nên đặc biệt hơn. Đồng thời với việc nhấn mạnh truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước trước quân xâm lược, thì dù chỉ là một đứa trẻ cũng có thể vì quê hương mà đánh giặc.

Người chụp bức hình bên dưới (khi chưa có tượng Thánh Gióng) ngồi ở trên lầu cao ốc nào đó trên đường Ngô Tùng Châu (sau 75 là Lê Thị Riêng), bên phải là Võ Tánh quận Nhì (sau 75 là Nguyễn Trãi Q1), đường thẳng trước mặt có xe bồn chạy lại.


Bức hình dưới là đường Phạm Hồng Thái, lúc này cao ốc đang xây sửa.


Phía Lê Lai Night Club, Hotel, Restaurant và dãy nhà 1 lầu bên phải ngay ngã 6 lúc đó rất nhiều xe bán bánh cuốn, bánh ướt, chả lụa, sâm bổ lượng. Xích tới góc bến xe ban tối là kem ký, kem ly, v.v.. Ngoài ra sau lưng tượng Phù Đổng chỗ dưới bảng quảng cáo có tiệm hủ tíu Nam Vang cũng ngon có tiếng lúc đó. Còn bên phải là Mỹ Kim địa ốc, chủ nhân là một tay chơi có hạng thời bấy giờ.


Bến xe là đường Phan Văn Hùm ngắn ngủn chỉ tới Lê Lai là hết vì “đụng” tường rào Ga xe lửa Sài Gòn. Xe đò ở đây đủ loại chạy Phú Mỹ Hưng, Hậu Nghĩa, Củ Chi; có cả xe đò bự chạy Sài Gòn – Ban Mê Thuột.


Phía bên Gia Long Lý Tự Trọng là salon xe gắn máy Nhựt lúc cao trào “đổ bộ” vô Sài Gòn. Gần đó có tiệm “Hải Ký Mì Gia” gần ngã ba Gia Long – đường nhỏ Đặng Trần Côn bên trái đâm ra Nguyễn Du.

Trên đường Gia Long bên số chẵn (nhìn từ ngã 6 là bên tay trái) từ đầu là những hãng len của Làng Cự ở ngoài Bắc di cư năm 54 (điểm đặc biệt tất cả hiệu lấy chử Cự đứng đầu), sau đó là Kim Phụng mì gia. Còn Hải Ký ở La Cai Chợ Lớn, chỉ thuần bán mì thôi. Cách vài căn là phòng ghi âm Sóng Nhạc của các nhạc sĩ Lê Minh Bằng…

Xem thêm những tấm hình đẹp về Ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương:

SAIGON 1972 – Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ Binh chủng Thiết Giáp QLVNCH
SAIGON 1969 – Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương,
Saigon 1965-66 – Ngã 6 Phù Đổng. Khi này chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Bên trái là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò). Photo by Gene Long
SAIGON 1965 – Ngã sáu Phù Đổng khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương
Saigon 1969 – Tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp QĐ VNCH
SAIGON 1965 – Ngã sáu Phù Đổng trước khi có tượng Phù Đổng Thiên Vương
SAIGON 1965 – Photo by Tom Robinson (‘Tinker’) – Ngã sáu Phù Đổng, khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương
1964 Saigon Martial Law – Ngã 6 Phù Đổng (khi chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương)
Hình chụp cùng chỗ ngã 6 Phù Đổng, vài phút sau giờ giới nghiêm lúc 11 giờ đêm.

Theo Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua
Độc giả quan tâm có thể ghé thăm Fanpage để tìm hiểu về Sài Gòn xưa.

Viết một bình luận