“Ô! Mê Ly” – Tình khúc cho đời của cố nhạc sĩ Văn Phụng – Bài ca rạng ngời.

Nhạc sĩ Văn Phụng (1930 – 1999) là một người nhạc sĩ tài hoa với nhiều tình khúc hay và nổi tiếng trong kho tàng Nhạc tình ca của Việt Nam. Từ những thập niên 50, 60, từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội về Sài Gòn, Văn Phụng đã mang đến cho nền âm nhạc Việt Nam một nét mới lạ trong nền nhạc Việt. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại nhạc Tiền chiến – hào hùng, mạnh mẽ. Qua các làn sóng phát thanh, đài truyền hình, băng đĩa,…đã phát sóng hàng loạt các bài hát như Ghé bến Sài Gòn, Trăng sáng vườn chè, Bức họa đồng quê,….ai nghe cũng yêu thích không rời bởi giai điệu bài hát lúc vui tươi, lúc lại êm đềm, chen lẫn vài bản nhạc hòa âm kiểu Âu Mỹ. Những giai điệu hát nghe có vẻ khác lạ so với thông thường trong thời kỳ đó, nhưng nó lại kích thích người nghe bởi sự mới lạ và vui tai.

Năm 1948 cũng chính là năm Văn Phụng cho ra đời nhạc phẩm đầu tay – “Ô! MÊ LY” trong một lần vui đùa cùng bạn bè hát ca trong Ban Quân Nhạc. Bài hát đã rất được hoan nghênh và đón nhận, cũng từ đó tên tuổi của cố nhạc sĩ Văn Phụng được những người yêu nhạc chú ý đến. Bài hát được nữ ca sĩ Ánh Tuyết trình bày rất thành công vào những năm thập niên 2000.

Ô mê ly, mê ly

Ô mê ly, mê ly đời ta! 

Ô mê ly đời sống với cây đàn

Tình tính tang dạo phím rồi ca vang

Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng

Dục lòng ta dạo khúc ca với đàn

Khi nghe bài hát này, có thể mang đến cho ta rất nhiều năng lượng trong cuộc sống, mọi buồn phiền, hệ lụy trong cuộc đời đều tan biến. Từ những ca từ trong bài hát, ta thấy phong cách của Văn Phụng rất là phóng khoáng và tùy ý, nhưng mỗi câu từ đều truyền đạt một cách trọn vẹn nhất trạng thái năng động, vui tươi. Những câu từ sáng tạo, kết cấu câu hát bền chặt và giai điệu phương Tây mới lạ, mang đến cho chúng ta một bài hát xuất sắc đến từng giai điệu nhỏ.

Một chiều mưa ta hát vang “Mưa rơi!”

Rồi cùng ta mưa đáp: “Cho tươi đời!”

Một ngày nắng ta hát vang: “Nắng tươi”

Đàn cầm tay say sưa hát là niềm vui

Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười

Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời

Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: “Người ơi, đàn đi!”

Nhạc đã nổi lên rồi, mọi người ơi, hãy hát đi, hãy vui đi, hãy một lần mê ly trong cuộc đời này. Mưa cũng hát cùng ta – Nắng cũng hát cùng ta – Vậy tại sao ta không cầm tay nhau mà nhảy múa đi? hãy cùng nhau bước ra một khung trời mới, có những cánh đồng lúa bát ngát xanh, có những bóng người hòa vào tiếng đàn tiếng cười để ca vang câu hát. 

Ô mê ly, mê ly

Ô mê ly, mê ly đời ta!

Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng

Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về

Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng thấy tiếng cười, đàn ta hòa vang

Nét nhạc của Văn Phụng là nét giai điệu Fox, giật, nhẹ nhưng lại rất tươi mới. Khi nghe, ta sẽ thấy được sự kết hợp hài hòa giữa cảnh “hương đồng cỏ nội” với giai điệu phương Tây nhuần nhuyễn của người nhạc sĩ. Khi ấy, cố nhạc sĩ chỉ mới 18 tuổi nhưng đã có khả năng sáng tác xuất sắc thế này, đã tung tăng bay nhảy với tiết tấu mới lạ thế này. Rồi từ đó, trở thành người nhạc sĩ tài hoa và đa tài của nền tân nhạc Việt Nam. 

Ô mê ly, tơ duyên!

Ô mê ly, khúc ca triền miên!

Ô mê ly đời sống bao duyên tình

Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh

Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ

Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ

“Ô mê ly đời sống bao duyên tình” – Cuộc sống này đâu chỉ có tình yêu, mà còn có những mối tình không bao giờ quên: tình quê hương, tình đồng chí, tình bạn bè, tình thân,….Những hình ảnh: hàng cây xanh, cánh đồng xanh, sóng xô vào bờ,…đều là những hình ảnh mang thông điệp về một cuộc sống tràn đầy năng lượng.

Đường về thôn em bé vui câu ca

Dục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà

Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi

Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi.

Qua câu hát này, ta thấy quê hương niềm Nam đẹp biết bao, nhộn nhịp biết bao. “Đường về thôn em bé vui câu ca – Dục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà” – Điển hình cho cảnh sắc quê hương chính là hình ảnh những đứa bé vui chơi, chạy lon ton quanh nhà, cất tiếng hát vui làng vui xóm. Hình ảnh này làm cho nhiều người lớn với bao bộn bề công việc, suy nghĩ mệt mỏi cũng mong muốn buông bỏ tất cả mệt nhọc để một lần được vui vẻ, một lần được hồn nhiên vui ca hát bên cây đàn, bên bạn bè, bên người thân.

Bài hát được trình diễn bởi giọng ca của nghệ sĩ Ánh Tuyết – Không chỉ chinh phục người nghe mà Ánh Tuyết cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người nghe. Bởi giọng hát véo von, khả năng luyến láy tươi trẻ, truyền đạt trọn vẹn sự vui tươi của bài hát “Ô! MÊ LY” đến với thính giả, kể cả những người nghe khó tính nhất.

Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!

Ô mê ly đời sống với cây đàn
Tình tính tang dạo phím rồi ca vang
Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng
Dục lòng ta dạo khúc ca với đàn

Một chiều mưa ta hát vang “Mưa rơi!”
Rồi cùng ta mưa đáp: “Cho tươi đời!”
Một ngày nắng ta hát vang: “Nắng tươi!”
Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui

Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười
Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời
Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: “Người ơi, đàn đi!”

Ô mê ly, mê ly!
Ô mê ly, mê ly đời ta!

Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng
Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về
Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười, đàn ta hòa vang

Ô mê ly, tơ duyên!
Ô mê ly, khúc ca triền miên!

Ô mê ly đời sống bao duyên tình
Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh
Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ
Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ

Đường về thôn em bé vui câu ca
Dục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà
Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi
Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi

Viết một bình luận