“Tiếng hát với cung đàn” – Ngân nga bản tình ca buồn cùng nhạc sĩ Văn Phụng

Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông là một nhạc sĩ nổi tiếng với dòng Nhạc Tình Ca. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại Nhạc Tiền Chiến. Nhạc sĩ Văn Phụng còn được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm hay nhất của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái nhạc cổ điển Tây Phương, nhạc sĩ Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân ca đình đám. Ông còn hòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn thời đó. Những bài hát của Văn Phụng đã góp phần làm nên một thời vàng son của dòng nhạc trữ tình trong thập niên 60 với giai điệu và lời ca chau chuốt, những ca khúc ấy thường được các giọng ca hàng đầu lựa chọn.

“Tiếng hát với cung đàn” cũng là một trong những ca khúc tâm đắc được nhạc sĩ Văn Phương sáng tác vào năm 1954 và được Ca sĩ Châu Hà thu âm lần đầu tiên trước năm 1975. Bài hát mang một giai điệu hơi buồn sầu. Mặc dù quan niệm về tình yêu của ông có rất nhiều tình tiết vừa có ca ngợi tình yêu, vừa chán nản trong tình yêu. Tuy tình yêu“ loạn lên” trong ca từ được ông viết nên nhưng Văn Phụng chưa hề một lần đau khổ vì tình.

“…Đêm nay khi ánh trăng êm đềm trong sáng

Ngân nga tiếng tơ gieo sầu nhớ chan hòa

Xa xa bóng đôi chim nhẹ xóa trăng ngà

Buồn nhìn đôi chim nhớ người, nhớ người tình mơ bóng dáng vẫn xa mờ…”

Bài hát mang một giai điệu hơi vui nhộn mặc dù tâm trạng mà Văn Phụng trình bày trong bài hát lại mang một nét đượm buồn khiến người nghe có một cảm giác nao nao trong lòng, dưới “ánh trăng êm đềm trong sáng”, “ngân nga tiếng tơ gieo sầu”, nỗi “nhớ chan hòa” nghe tới đây người nghe chắc hẳn đã đoán được đôi tình nhân nam nữ đang trong giai đoạn chia xa “xa xa bóng đôi chim nhẹ xóa trăng ngà”, “buồn nhìn đôi chim nhớ người”, “nhớ người tình mơ bóng dáng vẫn xa mờ”. Một tâm trạng buồn hiu hắt nhớ người tình với “bóng dáng thấp thoáng xa mờ”.

“…Chim ơi cho ta nhờ

Đưa tin sang bến bờ sông vắng nên thơ

Em ơi anh mong chờ

Xuân sang không hững hờ tình duyên anh mơ…”

Phần điệp khúc của bài hát mang đến cho người nghe một cảm giác rất lạ, dường như tình yêu mà chàng trai luôn mong chờ rất chân thành và mãnh liệt “ chim ơi cho ta nhờ, đưa tin sang bờ sông vắng nên thơ” mặc dù biết là tình yêu này rất mơ hồ nhưng dường như không có gì ngăn lại được tình yêu mà đôi nam nữ dành cho nhau. “Em ơi anh mong chờ” “xuân sang không hững hờ tình duyên anh mơ”…

 Từ những ca từ trong bài hát, ta thấy phong cách của Văn Phụng rất là phóng khoáng và tùy ý, nhưng mỗi câu từ đều truyền đạt một cách trọn vẹn nhất trạng thái năng động, vui tươi. Những câu từ sáng tạo, kết cấu câu hát bền chặt và giai điệu phương Tây mới lạ, mang đến cho chúng ta một bài hát xuất sắc đến từng giai điệu nhỏ.

https://www.youtube.com/watch?v=5uWEtiloRtE

“…Anh mơ, khi ánh trăng êm đềm trong sáng

Bên em khẽ rung cung đàn yêu mơ màng

Say sưa tiếng em ngân hòa tiếng tơ vàng

Tình duyên đôi ta sẽ hòa, sẽ hòa như muôn tiếng hát với cung đàn…”

Nhạc sĩ Văn Phụng đã dùng những lời lẽ đẹp nhất trong tình yêu để vẽ nên một câu chuyện tình buồn sâu lắng. “Anh mơ khi ánh trăng êm đềm trong sáng”, “bên em khẽ rung cung đàn yêu mơ màng”, “say sưa tiếng em ngân hòa tiếng tơ vàng”, “say sưa tiếng em ngân hòa tiếng tơ vàng”, “tình duyên đôi ta sẽ hòa như muôn tiếng hát với cung đàn”. Tình yêu là như vậy, sẽ chẳng ai đem tình cảm ra để đong đếm xem ai yêu, ai thương ai nhiều hơn bởi vì một khi đã yêu thì trái tim sẽ luôn hướng về nhau.

Xuyên qua nội  dung những sáng tác của Văn Phụng, người ta có thể chia thành ba loại như Quê Hương, Đời Sống và Tình Yêu.  Đặc biệt hầu như tất cả đều mang những sắc thái lạc quan và yêu đời. Tuy nhiên với chính ông, Văn Phụng không bao giờ phân loại những nhạc phẩm mình đã viết mà chỉ “có hứng là làm, gặp cái gì làm cái đó” như ông nói.  Ông đưa ra thí dụ như khi gặp Châu Hà thì ông viết bài “Suối Tóc”.  Hoặc khi gặp trường hợp buồn của một người bạn thì ông viết bài “Em Mới Biết Yêu Đã Biết Sầu”, hay ông sáng tác ca khúc “Tình” khi muốn gửi chung cho mọi người từng trải qua những thời kỳ yêu đương.

Từ những thập niên 50, 60, từ Bắc chí Nam, từ Hà Nội về Sài Gòn, Văn Phụng đã mang đến cho nền âm nhạc Việt Nam một nét mới lạ trong nền nhạc Việt. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại nhạc Tiền chiến – hào hùng, mạnh mẽ. Tới nay, những nhạc bản của Văn Phụng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Các nét nhạc độc đáo và công trình của ông thật là quý báu cho kho âm nhạc nước nhà. Hy vọng ngoài ca khúc “Tiếng hát với cung đàn” thì những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Văn Phụng sẽ được các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau dành tình cảm nhiều hơn nữa để những ca khúc ấy sẽ hát mãi trong lòng người nghe và nhưng ai đang và rất yêu thương nhạc sĩ Văn Phụng.

Đêm nay khi ánh trăng êm đềm trong sáng
Ngân nga tiếng tơ gieo sầu nhớ chan hòa
Xa xa bóng đôi chim nhẹ xóa trăng ngà
Buồn nhìn đôi chim nhớ người, nhớ người tình mơ bóng dáng vẫn xa mờ

ĐK:
Chim ơi cho ta nhờ
Đưa tin sang bến bờ sông vắng nên thơ
Em ơi anh mong chờ
Xuân sang không hững hờ tình duyên anh mơ

Anh mơ, khi ánh trăng êm đềm trong sáng
Bên em khẽ rung cung đàn yêu mơ màng
Say sưa tiếng em ngân hòa tiếng tơ vàng
Tình duyên đôi ta sẽ hòa, sẽ hòa như muôn tiếng hát với cung đàn.

Viết một bình luận