Bộ sưu tập những hình ảnh đẹp về Vĩnh Long xưa được chụp những năm 60-70

Vĩnh Long là tỉnh thuộc hạ lưu sông Mekong, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh cách TP HCM khoảng 135 km về phía nam và cách Cần Thơ 40 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1A.

Mời quý độc giả cũng xem lại những bức hình chụp Vĩnh Long cách đây 50-60 năm cho thấy cuộc sống nhộn nhịp của nơi đây.

Ngã ba Nguyễn Huệ nhìn từ phía trung tâm. Bên trái là bến xe Vĩnh Long cũ (trước 1975). Xa xa là tháp Phan Thanh Giản
Vinh Long 1972 – QL4 – Tháp Phan Thanh Giản tại ngã ba Cần Thơ

Trước năm 1975 khi bắt đầu vào trung tâm thành phố Vĩnh Long, du khách bắt gặp ngay ngọn tháp nằm sừng sững ở ngả ba Nguyễn Huệ, tục gọi là ngả ba Cần Thơ. Trên ngọn tháp bốn mặt du khách đều nhìn thấy một hàng chữ Hán, nằm dọc từ trên xuống dưới: “Tiền Triều Đại Thần Phan Thanh Giản”

Tên một vị quan Kinh Lược Sứ đất Nam Kỳ của triều Nguyễn, luôn luôn trung thành với chủ nghĩa: “Trung Thần Bất Sự Nhị Quân”, thành mất uống thuốc độc tự tử theo thành. Đó là tháp Phan Thanh Giản.

Vinh Long 1969 – Vòng xoay ngã ba Cần Thơ với Tháp Phan Thanh Giản

Trước kia tại ngã ba trên đường Phan Thanh Giản và phía trước mặt Tòa Hành Chánh tỉnh Vĩnh Long, có một bức tượng bằng đồng đen, được dựng lên để dân chúng ngưởng mộ. Đó là di ảnh bán thân của quan Kinh Lược Sứ Nam Kỳ Phan Thanh Giản. Bức tượng nầy hình một cụ già với gương mặt xương xương, đầu đội mảo cánh chuồn, râu dài, mình mặc áo đại triều đang vui vẻ nhìn cảnh sinh hoạt tấp nập của đàn cháu hậu sinh. Hình ảnh đó đã tượng trưng cho tinh thần bất khuất trước kẻ xâm lăng của người dân đất vĩnh nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung.

Sau biến cố Tết Mậu Thân, bức tượng đồng đen đó đã được di chuyển về thờ tại Văn Thánh Miếu, nằm trên đường Vĩnh Long sang Vĩnh Bình. Thay vào đó bằng một ngọn tháp được dựng lên tại ngã ba Nguyễn Huệ, nằm trên quốc lộ 4.

Tháp Phan Thanh Giản từng là một danh lam thắng cảnh của miền quê hương đất Vĩnh. Ngọn tháp hình khối tháp tứ diện: Đáy to đỉnh nhỏ, kiến trúc theo lối những kim tự tháp của Cổ Ai Cập. Bốn mặt đều quay ra đường lộ. Từ đàng xa phía cầu Tân Hữu, cầu Tân Bình hoặc dốc cầu Lộ mọi người đều nhìn thấy bóng dáng của ngọn tháp. Mặt tháp về phía đại lộ Nguyễn Huệ có gắng hai tấm bia bằng đá cẩm thạch vân trắng. Một tấm ghi chức tước, một tấm ghi sơ lược về tiểu sử cụ Phan Thanh Giản. Tháp Phan Thanh Giản bị đập bỏ vào tháng 5-1975.

Vinh Long 1972 – Khu vực trường Sư phạm và trường Trung học Kỹ Thuật Vĩnh Long
Vĩnh Long 1972. Khu chợ Long Châu, xa xa là bảng hiệu nước ngọt nổi tiếng ngày đó Con Cọp
Vinh Long 1972 – Chợ Long Châu
Vĩnh Long 67-68. Bên tay phải là tòa nhà Công Quán
Vĩnh Long 67-68 – Phố chợ Vĩnh long sát bờ sông
Vĩnh Long 1967-68 – Chợ Vĩnh Long
Vĩnh Long 1967-68 – Chợ Vĩnh Long
Ven sông Vĩnh Long, nước sông đục ngầu màu phù sa. Xa xa là nhà thờ Vĩnh Long.
Nhà thờ Vĩnh Long – Photo by Ron Alcott 1966/67
Bản đồ TP Vĩnh Long 1966
Không ảnh chụp TP Vĩnh Long, ở giữa là Quốc Lộ 4. Ảnh được chụp tại Phường 9, TP Vĩnh Long những năm 66-68
Không ảnh Vĩnh Long, ở giữa là đường Nguyễn Huệ xa xa là cột tháp Phan Thanh Giản
Không ảnh Vĩnh Long 67-68. Vị trí của phi trường Vĩnh Long ngày xưa
Không ảnh Vĩnh Long 67-68. Bên trái là rạch Long Hồ , qua phải là tỉnh Bảo tàng Vĩnh Long ngày nay, kế đến là rạch Cái Ca ( có cầu Cái Ca và cầu Lộ )
Vĩnh Long 67-68 – Không ảnh khu vực Dòng nữ tu và Cô nhi viện Mục Tử Nhân Lành
Cầu Thang Mít, dưới cầu có một người đàn ông đang chạy bộ.
Vĩnh Long, mùa hè hoa phượng nở rộ
Đường Phan Bội Châu phía trước Dinh Tỉnh trường. Tiền cảnh là Công viên dọc bờ sông Cổ Chiên. Tòa nhà phía xa là Công Quán (Bungalow).
Đường Phan Bội Châu, tường rào phía trước Dinh Tỉnh trường. Bên trái là Công viên dọc bờ sông Cổ Chiên.
Vĩnh Long 67-68. Xe chở nước ngọt
Chụp lại nè
Vĩnh Long, con đường dọc bờ sông.
Vĩnh Long, Quận Bình Minh
Lính Mỹ xắn tay làm đường nhựa tại Vĩnh Long.
Ty cảnh sát Quốc Gia Vĩnh Long
Sân trong nhà tu chính viện chính Vĩnh Long
Sân trong Dòng nữ tu Mục tử Nhân Lành tại Vĩnh Long
Nhà hàng ven sông Vĩnh Long

Thời Xưa Biên Soạn, Ảnh Manh Hai Flickr

Viết một bình luận