Ngắm nhìn 200 bức ảnh quý gột tả vẻ đẹp hùng vĩ của Phước Long xưa – Phần 3

Khi nhắc đến Phước Long, những câu từ của bài hát “Mỗi bước ta đi” dường như văng vẳng trong tâm trí. Đôi lúc tôi hay lẩm bẩm câu hát: “Anh đi về đâu từ Qui Nhơn đến Biên Hòa vượt qua Sông Bé oai hùng về Phước Long xây chiến thắng.” Phước Long cũng là một trong các huyện, tỉnh chịu nhiều đau thương bởi chiến tranh Việt Nam gây ra.

Trước đây, Phước Long được tách ra từ một phần của Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Tỉnh lị của Phước Long là Phước Bình. Phước Bình vốn dĩ thuộc quận Bà Rá của Biên Hòa. 

Ngày 10/10/1957, Phước Long được Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hoa quyết định sẽ được chia thành 3 quận, 17 tổng và 21 xã. Trong đó 3 quận bao gồm: Quận Phước Bình, quận Bù Đốp và quận Phước Hòa. Ngày 19/5/1958, quận Bù Đốp được đổi tên thành quận Bố Đức. Ngày 23/1/1959, một phần của Phước Long tách ra thành tỉnh Phước Thành. Ngày 19/5/1959, Phước Long tổng cộng có 4 quận bao gồm: Phước Bình, Bố Đức, Phước Hòa, Đức Phong. 

Ngày 24/7/1961, quận Phước Hòa được giải thể để thành lập quận Đôn Luân. 4 quận của Phước Long được đổi thành: Quận Bố Đức, Phước Bình, Đức Phong, Đôn Luân.

Sau năm 1975, Phước Long, Bình Long, Bình Dương hợp nhất lại với nhau thành tỉnh Sông Bé. Cuối năm 1996, tỉnh Sông bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước bao gồm 2 địa giới là Phước Long cũ và Bình Long. Hiện nay Phước Long chỉ dùng để nói về thị xã Phước Long. Thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long, huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đốp; một phần của huyện Phú Giáo (Bình Dương) và huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) là địa bàn của tỉnh Phước Long cũ.

Phần 3 của bộ ảnh Phước Long xưa. Hãy cùng tôi ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ này qua những tấm ảnh sau:

Núi Bà Rá, Phước Long từ trên cao nhìn xuống
Những người lính Mỹ đang ăn uống cùng nhau
Lính Mỹ đừng vòng quanh chiếc máy bay trực thăng. Phía đằng sau là núi Bà Rá
Phi trường Sông Bé, phía trước là núi Bà Rá
Phi trường Sông Bé
Bọn trẻ mua hàng trong chợ Phước Long

Bà con ngồi tụ họp tại Phước Long xưa
Bản đồ quận Phước Bình, tỉnh Phước Long 1965
Bệnh viện Phước Long năm 1963
Bệnh viện Phước Long nằm gần khu vực Tòa Hành Chánh tỉnh
Chợ Phước Long năm 1963
Chợ Phước Long xưa
Hai người đàn ông trong hình chụp ảnh làm kỷ niệm, phía bên phải tấm hình là núi Bà Rá
Hai người lính quan sát Phước Long từ trên cao nhìn xuống bằng ống nhòm
Hình ảnh chụp từ trên cao. Giữa hình là đỉnh núi Bà Rá
Máy bay chuẩn bị cất cánh tại Phi trường Phước Long
Mọi người bán hàng trong chợ nhưng lại ngồi dưới đất chứ không bán gian hàng như bây giờ
Một căn nhà lá nghèo nàn tại Phước Long xưa. Phước Long những năm 1968 – 1969
Một đứa trẻ ngồi ăn tại chợ Phước Long xưa
Người dân Phước Long làm lụng, cuốc đất
Người Tây ghé vào một quán ăn tại Phước Long xưa để ăn uống lót dạ
Những căn chòi lá
Những chiếc trực thăng tại phi trường Phước Long xưa
Những đứa trẻ nô đùa tại Phước Long xưa, phía xa kia là núi Bà Rá
Những đứa trẻ tắm ở sông suối ở tỉnh Phước Long xưa
Những sạp bán rau trong chợ Phước Long những năm 1968 – 1969
Núi Bà Rá. Hình chụp nhìn theo hướng Bắc, tỉnh lỵ Phước Long nằm phía sau núi Bà Rá trong hình này.. Quận lỵ Phước Bình ở về phía bên trái hình này, cách núi Bà Rá khoảng 4 km
Núi Bà Rá
Ở khoảng giữa ảnh, phía trên mui xe jeep là nhà thờ Phước Long với tháp chuông màu trắng
Phi trường Sông Bé
Phi trường sông Bé, nhìn thẳng phía trước là núi Bà Rá
Phía xa là tòa hành chánh tỉnh Phước Long
Phước Long với đất đai rộng lớn
Phước Long xưa từ trên cao nhìn xuống là rừng cây rậm rạp
Sông Bé – Phước Long năm 1970. Ngày xưa Phước Long đa số chỉ toàn rừng cây bạt ngàn
Sông Bé. Phước Long năm 1970
Sông tỉnh Sông Bé, phía xa là núi Bà Rá. Phước Long 1963
Thị Xã Phước Long 1963. Phía bên phải hình là núi Bà Rá
Thị Xã Phước Long năm 1963
Tiệm ăn, khách sạn tại thị xã Phước Long những năm 1963
Tiểu đoàn 31 BĐQ
Tiểu khu Phước Long 1963
Tỉnh Phước Long xưa
Tòa Hành Chánh Phước Long năm 1963
Tòa Hành Chánh tỉnh Phước Long
Phi trường Sông Bé. Phước Long năm 1970
Không ảnh tỉnh Phước Long xưa

Viết một bình luận