“Tứ Trụ Nhạc Vàng” – Những ông hoàng làm mưa làm gió trong dòng nhạc vàng là ai?

Nếu như quý vị yêu mến dòng nhạc trữ tình ngọt ngào, đơn giản và giản dị thì có lẽ bạn cũng biết đến danh xưng mỹ miều “Tứ Trụ Nhạc Vàng” được khán giả yêu mến dành tặng cho 4 người đã góp phần tạo nên sự thành công của dòng nhạc vàng.

Vậy “Tứ Trụ Nhạc Vàng” gồm những ai?

Điều tiếc nuối duy nhất khi bài viết này được viết là 3 trong 4 tứ tụ đã mất còn lại duy nhất 1 người vẫn sống tới ngày nay. 4 tứ trụ được nhắc đến đó là:

  • Duy Khánh (1936 -2003) – Quê ở Quảng Trị.
  • Hùng Cường (1936 – 1996) – Quê Bến Tre.
  • Nhật Trường (1942 – 2005) – Quê Phan Thiết
  • Chế Linh (1942) – Quê Ninh Thuận.

Thú vị hơn nữa trong 4 tứ trụ là có 2 cặp bằng tuổi nhau: Chế Linh và Nhật Trường là một cặp sinh năm 1942 còn Duy Khánh và Hùng Cường sinh năm 1936.

Được khán giả Miền Nam mến mộ

Cả 4 tứ trụ đều được người dân Miền Nam mến mộ từ trước và sau những năm 1975. Tuy mỗi người một miền quê khác nhau những đều sở hữu những chất giọng đặc biệt gây nhớ thương mà không ai có thể thay thế.

Ngoài khả năng ca hát, mỗi ca sĩ đều sở hữu khả năng sáng tác và để lại những bản nhạc ấn tượng được nhiều khán giả biết đến trong dòng nhạc vàng.

Tiểu sử tóm tắt của Tứ Trụ

Dưới đây là tiểu sử tóm tắt và một vài tác phẩm tiêu biểu 4 danh ca.

Hùng Cường

Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường. Ông sinh năm 1936, ngoài thành công vang dội khi theo đuổi tân nhạc, ông còn là một nghệ sĩ cải lương kiêm tài tử điện ảnh nổi tiếng. Có thể thấy ông là một người đa tài khi cho ra đời nhiều bản nhạc thu hút được thu đĩa và bán với con số kỷ lục.

Năm 1960, ông kết hợp với nữ ca sĩ Mai Lệ Huyền mang dòng nhạc “kích động” thuộc thể loại Pop-Rock đã được Việt hóa vào nền nhạc Việt, thật may mắn sự việc thành công ngoài mong đợi. Đỉnh điểm năm 1966, ông cùng nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo nên một cặp đôi có sức ảnh hưởng trong làng nghệ thuật cải lương. Năm 1980, ông quyết định sang Mỹ định cư để tiếp tục hoạt động âm nhạc. Năm 1996, ông qua đời và hưởng thọ 60 tuổi.

Mặc dù không cho ra đời nhiều bài hát do chính mình sáng tác, nhưng mỗi một ca khúc của ông đều là những tuyệt phẩm. Chẳng hạn như Đêm Trao Kỷ Niệm, Về Thăm Xứ Lạnh, Đường xưa lối cũ, Ông lái đò… với doanh thu đĩa bán đạt kỷ lục nhất thời bấy giờ.

Duy Khánh

Duy khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936, quê ở Quảng Trị. Với niềm đam mê ca hát ngay từ khi còn nhỏ, ông đã rời khỏi gia đình và tiến Nam để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc của mình. Khi mới đi hát, ông lấy nghệ danh là Hoàng Thanh. Về sau, ông quyết định đổi tên thành Duy khánh được nhiều người biết đến như bây giờ.

Ca sĩ Duy khánh có sức ảnh hưởng rất lớn trong Tứ Trụ Nhạc Vàng
Ca sĩ Duy khánh có sức ảnh hưởng rất lớn trong Tứ Trụ Nhạc Vàng

Duy Khánh từng là một đôi song ca ăn ý với nữ danh ca Thái Thanh. với các ca khúc sống mãi với thời gian như Con đường Cái Quan và trường ca Mẹ Việt Nam. Bên cạnh vai trò là một ca sĩ, ông còn dấn thân vào sự nghiệp làm nhạc sĩ. Để rồi nhanh chóng tạo nên tên tuổi với hơn 30 nhạc phẩm đặc trưng mang tên mình. Có thể kể đến như Thương về miền Trung, Ai ra xứ Huế, Xin anh giữ trọn tình quê…

Năm 1988, Duy Khánh chuyển sang Mỹ định cư và tiếp tục nghệ thuật âm nhạc ở trung tâm Asia và Trường Sơn. Đến năm 2003, ông qua đời hưởng thọ 67 tuổi.

Nhật Trường

Nhật Trường tên thật là Trần Thiện Thanh. Ông sinh năm 1942 quê ở Phan Thiết. Nhật trường nổi tiếng với ngoại hình điển trai, phong nhã, cùng giọng ca trời phú và bản năng sáng tác nhạc tài ba. Năm 1960, Nhật Cường kết hợp với các ca sĩ: Như Thủy, Vân Quỳnh và Diễm Chi để cho ra đời Tứ ca Nhật Trường.

Nhật Trường nổi tiếng bởi vẻ ngoài điển trai, phong lưu và chất giọng ấm áp đặc trưng
Nhật Trường nổi tiếng bởi vẻ ngoài điển trai, phong lưu và chất giọng ấm áp đặc trưng

Đầu năm 1970, ông hợp tác với Thanh Lan thực hiện nhạc cảnh Trên đỉnh mùa đông và đạt được thành công rực rỡ. Tiếp nối thành công này, Trên đỉnh mùa đông được dựng thành phim thu và cũng thu về những thành công không kém.

Hầu hết nhạc của ông đều viết về cuộc đời của người lính với chất tự sự lãng mạn, nhẹ nhàng, góp phần mang lại sự mới mẻ về hình ảnh người lính thời ấy. Năm 1993, ông sang Mỹ sinh sống và thành lập nên một hãng đĩa riêng. Năm 2003, ông qua đời, hưởng thọ 61 tuổi.

Chế Linh

Chế Linh tên thật là Chà Len, quê ở Ninh Thuận. Ông sinh năm 1942. Vì xuất thân trong một gia đình nghèo khó nên trước khi đạt được những thành tựu trong cuộc đời, ông đã phải trải qua ngày tháng mưu sinh cực khổ với nhiều công việc khác nhau. Cuối cùng ông được biết đến nhiều hơn khi giành giải xuất sắc trong một số cuộc thi tuyển chọn ca sĩ của đoàn văn nghệ.

Ca sĩ Chế Linh đến nay vẫn còn hoạt động và phục vụ cho khán giả hâm mộ ông
Ca sĩ Chế Linh đến nay vẫn còn hoạt động và phục vụ cho khán giả hâm mộ ông

Năm 1967-1968, ông kết hợp với nghệ sĩ Thanh Tuyền để song ca bài hát Hái trộm hoa rừng. Đây cũng chính là khoảnh khác giúp ông thành công vang dội thời đó khi chiếm được vị trí nhất định trong lòng người hâm mộ. Năm 1975, ông sang Canada định cư. Đến năm 2011, ông quay về Việt Nam và tổ chức liveshow để phục vụ khán giả.

Viết một bình luận