Bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất về một Sài Gòn hoa lệ năm 1965 – 1966 qua ánh nhìn của Dale Ellingson – Phần 2

Nối tiếp phần cũ của bộ sưu tập ảnh Sài Gòn năm 1965 – 1966 được chụp bởi Dale Ellingson. Ở phần này các bạn đọc sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng những bức ảnh đẹp nhất của Sài Gòn ngày xưa, là một trong những thành phố phồn vinh bậc nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Hình ảnh một đường ray ở khu vực ngoại ô Sài Gòn
Khung cảnh trên một con đường ở Sài Gòn ngày xưa
Cây xăng Shell trên đường Võ Tánh cạnh ngã tư Phú Nhuận
Một góc đường Võ Tánh, Phú Nhuận
Đường Võ Di Nguy, ngã tư Phú Nhuận. Từ ngã tư Phú Nhuận nhìn về đường Võ Di Nguy (nay là Phan Đình Phùng), bên trái là trường Chu Mạnh Trinh
Thời trang của những người phụ nữ ở Sài Gòn ngày xưa

23Một tiệm sửa xe ở Sài Gòn năm 1965 – 1966

Hình ảnh cô gái xinh đẹp trong tà áo dài truyền thống trên một con đường ở Sài Gòn ngày xưa – Ảnh được chụp bởi Dale Ellingson
Hình ảnh một người phụ nữ ở Sài Gòn ngày xưa
Một góc đường Tự Do – Phía trước là góc Thái Lập Thành
Đường Hai Bà Trưng – Đằng xa là Ty Điện Lực.
Phía xa trong bức hình là Lăng Cha Cả (Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc. Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử ở vùng Sài Gòn. “Lăng Cha Cả” còn được dùng để gọi khu vực gần mộ, nay thuộc địa phận phường 4, quận Tân Bình. Ngôi mộ đã được giải tỏa trong thập niên 1980, hiện nay nơi đây là một nút giao thông cùng mức dưới hình thức một vòng xoay giao thông, ở giữa có đặt một quả địa cầu lớn)
Hình ảnh người phụ nữ trên một con đường ở Sài Gòn năm 1965 – 1966
Ngã tư Công Lý – Yên Đổ (Đường có nhiều xe là Yên Đổ)
Khung cảnh tại một con đường ở Sài Gòn ngày xưa
Hai cô bé đang nở nụ cười duyên dáng trước ống kính của Dale Ellingson
Hai người phụ nữ trên đường phố Sài Gòn xưa
Khung cảnh nhộn nhịp ở chợ Bà Chiểu
Dòng người trên đường Chi Lăng
Dinh Độc Lập (Dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ. Về sau khi thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và lên làm Tổng thống, ông đã quyết định đổi tên dinh thành Dinh Độc Lập. Có một khoảng thời gian dinh thự này được các Toàn quyền Đông Dương sử dụng làm nơi ở và làm việc nên được gọi là dinh Toàn quyền)
Nhà Văn Hóa (Trụ sở Quốc Hội), sau này là nhà hát thành phố
Công trường Lam Sơn
Xe cộ tấp nập tại Công trường Lam Sơn. Tòa nhà màu trắng ở giữa hình là nhà hát thành phố
Một góc khác ở Công trường Lam Sơn
Tòa Đô Chánh, dưới thời Pháp thuộc có tên gọi là Dinh Xã Tây. Sau năm 1975, đây là nơi là làm việc của UBND thành phố
Đường Pasteur
Quảng trường John F. Kennedy (sau năm 1975 là đường Công trường Công xã Paris) phía trước nhà thờ Đức Bà

Viết một bình luận