Chuyện về cây cầu quay độc nhất vô nhị của Saigon xưa: Cầu Khánh Hội.

Cầu Khánh Hội là cây cầu được người Pháp xây dựng nên. Điều đặc biệt trong thiết kế đặc biệt với thời gian nhất định trong ngày sẽ xoay ngang để cho tàu thuyền qua lại trên sông.

Cầu Khánh Hội được bắc ngang qua dòng kênh Bến Nghé tại cửa ngõ sông Sài Gòn và cạnh bến Nhà Rồng. Đây là 1 trong 11 cây cầu trên đại lộ Đông Tây của Sài Gòn hiện tại. Sau 100 năm thực hiện nhiệm vụ kết nối hai dòng sông cầu Khánh Hội được phá bỏ hai lần. Và hiện tại chính là trục kết nối giữa quận 1 và quận 4, 7 với quận Nhà Bè.

Sự thay đổi của cầu Khánh Hội qua nhiều thập kỷ.

Năm 1904, cầu Khánh Hội được hoàn thành và có tên gọi là Le pont tournant theo tiếng Pháp nghĩa là cầu quay. Tên gọi này được dựa hoàn toàn theo thiết kế của cây cầu, cầu có thể quay vào thời gian nhất định của ngày để cho tàu thuyền thuận tiện đi lại trên sông. Người Sài Gòn gọi cây cầu này là cầu quay Khánh Hội hay cầu Bắc Bình Vương.

Theo Nguyễn Hữu Thái – kiến trúc sư thuộc hội kiến trúc sư TPHCM thì cầu quay được thiết kế theo cách mở để giải tỏa áp lực giao thông đường thủy trên kênh Bến Nghé. Đây chính là nơi tập hợp thương thuyền của những người từ Nam kỳ lục tỉnh mang hàng về chợ Bến Thành và Chợ Lớn để bán. Vì vậy để cầy linh hoạt mở nên Khánh Hội có thiết kế thấp so với những cầu khác trên dòng Bến Nghé.

Những vòng quay của cầu Khánh Hội chỉ kéo dài vài chục năm. Vào những năm 40 cầu được thiết kế để cố định lại để lắp thêm tuyến đường sắt đến khu cảng. Sau năm 1954, cầu quay Khánh hội chính thức bị phá bỏ để xây cố định bằng bê tông.

Ca dao ngày xưa đã lấy cầu Khánh Hội để làm hình tượng mà đôi lứa thề nguyện bởi cầu quay và cầu bê tông chính là một phần không thể thiếu của người dân đất Sài Gòn:

“ Chừng nào cầu quây nọ thôi quây

Thì qua với bậu mới đứt dây cương thường.”

Nghệ sĩ Thanh Thủy đã từng hoài niệm về cầu quay Khánh Hội. Từ nhỏ, nghệ sĩ đã theo ba mẹ lên sống tại khu xóm nghèo bên chân cầu Khánh Hội. Những đứa trẻ nơi này gầy gò, ốm yếu. Mỗi ngày cô cùng bạn đi gánh nước và cùng ba mẹ kiếm sống.

Về khu này nhà văn Sơn Nam cũng đã miêu tả trong những trang văn của mình: Khánh Hội nổi tiếng với cᴀo ʙồι, ᴅu côɴ, ᴅu đãɴԍ và khi Mỹ đến Việt Nam lính thủy ngập cả phố xá. Khu vực này bắt đầu mọc lên đủ trò ăn chơi, cờ ʙạc, ԍáι ԍú, нúт xácн,…Đây cũng chính là giai đoạn giang hồ nổi lên phân chia các vùng.

Ngày ấy, vùng Khánh Hội được khai mở với thương cảng của Sài Gòn và thành nơi đi về của khách thương hồ và nơi trú ngụ của dân tứ xứ. Gầm cầu Khánh Hội chính là nơi ở của những người vô ԍιᴀ cư. Cũng từ cầu này, ɢιαиɢ нồ mang quân ra quận 1 đánh, нιếᴘ, đâм cнéм.

Trùm du đãng của Sài Gòn những năm 60 là Đại Cathay. Đây là nhất phẩm trong tứ đại ɢιαиɢ нồ bấy giờ: Đại – Tỳ – Cái – Thế. Tên thật của  Đại Cathay là Lê Văn Đại, lớn lên tại khu vực Khánh Hội, sau nhiều trận đâм cнéм, anh đã vươn lên làm ɢιαиɢ нồ số một Sài Gòn, được mời làm bảo kê cho doanh nghiệp, cửa hàng….

Đại Cathay cùng vợ

Bị nghi ngờ мưυ ѕáт người thân cận của tướng Nguyễn Ngọc Loan – Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa – Năm 1966 Đại Cathay bị bắt với tội “du đãng đặc biệt” và bị tống lên máy bay vận tải C47 ɢιαм ɢιữ tại đảo Phú Quốc.

Đại Cathay đã lên kế hoạch vượт ɴԍục. Một năm sau đó Đại Cathay và cánh đàn em тʀốɴ тʀạι để mong về lại đất liền. Nhưng không may, kế hoạch thất bại, gã chạy lên hướng núi Tượng rồi mất tích kể từ đó.

Viết một bình luận