Con người Sài Gòn thuở ấy đáng yêu đến thế nào, sành điệu nhưng cũng giản đơn ra sao?

Không biết tự khi nào, nhưng chắc là sẽ chẳng có sự kết thúc cho cái tên Sài Gòn – một đô thành xa hoa từ thuở xưa đến bây giờ. Rất nhiều người đã quen với cái tên này, không chỉ là người dân thuở xưa, mà thậm chí là người của thế hệ bây giờ cũng đã quen với cách gọi ấy, nó như trở thành một kỷ niệm trong lòng tất cả mọi người. Sài Gòn – cái tên chứa đựng niềm vui có, nỗi buồn cũng đong đầy không kém, và cũng có rất nhiều niềm tự hào hiện diện xen lẫn những thương đau và mất mát. Sài Gòn của hôm nay hay của những ngày xưa cũ đều gợi lên trong lòng của mỗi người chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau, có những lúc thăng hoa và cũng có những thời điểm thăng trầm. Sài Gòn xưa trong lòng người dân thuở ấy đã quá thân quen, nhưng đã bao giờ những người thế hệ mới tự hỏi, không biết Sài Gòn ngày xưa của chúng ta có bóng dáng ra sao hay chưa? Những con người Sài Gòn ngày sẽ như thế nào, có dễ thương và thân thiện như bây giờ hay không? Nếu như vậy, tại sao chúng ta không cùng ngược dòng thời gian và không gian để quay trở lại thời không xưa, khẽ chạm nhẹ vào một phần cuộc sống và ký ức mà những con người đã đi qua và làm nên một Sài Gòn như ngày nay?

Phụ nữ Việt Nam trên đường phố Sài Gòn, tháng 4 năm 1968
Phụ nữ Việt Nam che nắng bằng ô trên đường phố Sài Gòn tháng 4/1968

Ký ức về một Sài Gòn tươi đẹp hiện lên trong tâm trai của những người đi trước, những người con của thế hệ cũ, nhưng tâm trí thì làm sao mà kể với người khác được, họ làm sao mà mường tượng ra được chứ đúng không? Vậy những tấm hình đã cũ, những tấm ảnh màu hoặc trắng đen, những thước phim tư liệu đã được xuất bản từ rất lâu đời rồi,…có khiến cho mọi người dễ bề tưởng tượng? Nước ảnh tuy có phần mờ mờ, những thước phim không được dàn dựng công phu như hiện đại nên có phần hơi nhòe nhòe nhưng nó lại vô cùng chân thực và phản ánh đúng một Sài Gòn ở thuở trước, lời kể chuyện có thêm chút run run trong chất giọng của một cụ già ngày xưa từng là một hoa khôi nức tiếng đô thành….Sài Gòn đã hiện lên một cách sống động và năng động lạ thường. 

Tôi không thuộc tuýp người quá kiên nhẫn để lắng nghe một câu chuyện xưa nhạt nhẽo, nhưng chẳng hiểu sao khi tìm hiểu về Sài Gòn, về con người Sài Gòn xưa, tôi lại có thể bỏ ra hàng mấy giờ liền, chỉ để đắm chìm trong những bức ảnh về một cô thiếu nữ Sài Gòn thuở trước. Không phải t mê đắm điều gì ở cô gái đó, người đẹp Sài Gòn thời nào mà chẳng có, những cô nàng ngày nay cũng có nét đẹp riêng, nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà với tôi những cô nàng ngày trước lại có sức hút lạ thường. Cách nhau một quãng thời gian rất xa, cũng phải hơn mấy chục năm trôi qua rồi, nhưng với một cô nàng Sài Gòn như tôi lại có cảm giác ngưỡng mộ, một cảm lâng lâng khó tả khi ngắm nhìn từng tấm ảnh cũ, từng câu chuyện được kể. 

Một nhóm các cô gái đi bộ đến một buổi trình diễn nhạc rock được tổ chức tại khuôn viên Sở thú Sài Gòn, ngày 31 tháng 1 năm 1972.
Cảnh phố Sài Gòn tháng 5 năm 1975

Nói thế nào mới đúng nhỉ? Nếu con gái Sài Thành bây giờ có nét trẻ trung và thanh lịch, thêm chút năng động thì phụ nữ Sài Gòn xưa lại thu hút tôi hơn bởi cái nét xinh đẹp, kiêu kỳ, đài cát nhưng lại không kém đi phần phóng khoáng và tự nhiên. Nếu người ta nói, phụ nữ Tràng An có nét duyên thầm lặng, nét nhẹ nhàng lại có chút khép nép, thì người con gái Sài Gòn lại mang theo phong cách rất điệu và còn vô cùng cởi mở. Mang tiếng là “xưa” nhưng chẳng hiểu sao, nhìn họ tôi lại thấy họ rất hiện đại, hiện đại từ nét đẹp cho đến phong cách thời trang, dù trên thân đang là một chiếc áo dài thướt tha và truyền thống, tôi có thể đảm bảo, nét đẹp của họ, hút hồn hơn cả vẻ đẹp của những cô thiếu nữ tuổi mộng thời bây giờ. 

Nét đẹp của những cô gái Sài Gòn xưa luôn thu hút và khó có thể cưỡng lại
Nét hồn nhiên và trong sáng nhưng cũng không kém phần hiền đại và tươi đẹp của những cô nàng thiếu nữ tuổi đôi mươi

Đừng mặc định, con gái đi bar là toàn người hư hỏng, bởi quán bar ngày xưa khác với bây giờ nhiều lắm, tôi chắc sẽ rất nhiều người như tôi, sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy hình dáng của một quán bar xưa. Và không khó để bắt gặp hình ảnh của những cô gái Sài Gòn xưa trong những quán bar, những sàn nhảy để phóng khoáng bản thân, nhưng đừng hiểu từ phóng khoáng này, nó chỉ đơn thuần nói rằng họ thoải mái và xem đó như một cách giải trí lành mạnh. Cũng đồng nghĩa, không khó để nhìn ngắm những cô gái trong tà áo dài duyên dáng, tung bay theo gió trên những chiếc xe đạp cũ, bon bon trên đường phố Sài Gòn.

Nữ sinh trong trang phục áo dài truyền thống

Hình ảnh này phải nói sao nhỉ? Chỉ nhìn hình và tưởng tượng thôi, đã thấy lòng mình mềm nhũn, mới đẹp làm sao, mới duyên dáng thế nào. Thân là con gái và cũng chẳng sống ở Sài Gòn cái thời điểm đó, nhưng bản thân tôi lại mê mệt những cô gái Sài Thành đến ngẩn ngơ, đến thẫn thờ. Chỉ cần nghĩ đến đôi mắt biết cười lóng lánh với đôi má lúm đồng tiền, có chút táo bạo nhưng lại chân thành đối đãi bằng trái tim, chính tôi cũng cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng và bất giác nhoẻn miệng cười theo. Sao lại nói táo bạo hả? Bởi những cô gái xưa, dám yêu dám hận, dám nói dám làm, dám sống và dám bày tỏ những tâm tư, những khát vọng và những mong ước của bản thân. Tôi thích điều đó, và cũng muốn được như họ!

Phụ nữ Việt Nam vốn nổi tiếng xinh đẹp và quyến rũ. Ảnh và chú thích của Vincent Yip
Đường phố Sài Gòn năm 1963 – Phía trước Thư viện Abraham Lincoln, cạnh rạp Rex

Còn nói về con trai Sài Gòn xưa hả? Họ có thể không hào hoa như con trai Hà Nội, nhưng họ lại rất lịch lãm và đầy bản lĩnh, chẳng kém chút nào so với những chàng trai đất Bắc. Trai Sài Gòn bảnh bao có, phóng khoáng có và họ cũng có cả sự ga – lăng cần có, không chỉ là với người con gái họ yêu mà với mọi người xung quanh, hay nói nói chính xác hơn, họ rất tốt bụng. Họ không gia trưởng, cũng chẳng gò bó bất kỳ điều gì, họ vui vẻ để cho người con gái họ yêu được sống với đúng tính cách, đúng với niềm mong ước và đam mê của cô nàng. Đối với họ, dường như truyền thống được đặt ra là để duy trì thế hệ nhưng đó sẽ chẳng là khuôn khổ để ép buộc sống theo. 

Sài Gòn năm 1972
Ngày 01 tháng 10 năm 1967 – Sài Gòn, miền Nam Việt Nam- Ảnh chụp hai trong số nhiều xe máy đang được sử dụng trên đường phố Sài Gòn này. © Bettmann / CORBIS

Nếu được lựa chọn, bàn có lựa chọn yêu những chàng trai như thế không? Hay nói cách khác, họ có phải là hình mẫu bạn trai lý tưởng của bạn hay không?

Không chỉ những tấm ảnh về những bóng hình thiếu nữ kiêu sa, hay những chàng trai lịch thiệp Sài Thành mới cuốn hút tôi hàng mấy giờ liền như thế. Mà người Sài Gòn xưa cũng đẹp lắm, tôi không nhắc đến nét đẹp hiện thân, mà cái nói ở đây chính là vẻ chân thành và giản dị đến từ tâm hồn của người dân xưa. 

Ba phụ nữ trẻ đi mua sắm ở Sài Gòn năm 1970. Họ mặc trang phục đặc trưng của Việt Nam, áo dài xẻ tà bên ngoài quần ống rộng
Sài Gòn năm 1956 – bán nước mía

Những người Sài Gòn xởi lởi và lành tính không chỉ thời xưa, mà cả những người bây giờ cũng thế! Chẳng cần biết có quen thuộc hay không, đã gặp nhau lần nào hay chưa, thân tình hay chăng nhưng chỉ cần gặp, một cảm giác thân thuộc lại trực trào trong tôi. Dám chắc là không chỉ có tôi, mà với nhiều người cũng đồng quan điểm như vậy, đúng không? Họ thật lòng lắm, họ chẳng toan tính thiệt hơn, cũng chẳng mưu toan dụ lợi. Có lẽ, tính cách chân thành đến chân chất đã thấm nhuần vào máu, vào suy nghĩ của người Sài Gòn, dù xưa hay nay, dù trong ký ức hay của hiện tại. 

Giữa một cuộc sống mang đậm chất văn hóa phương Đông, người Sài Gòn vẫn mang trong mình một chút Tây hóa, nghe có chút lạ đúng không? Đừng ngạc nhiên, bởi nó là sự thật! Trên đường phố Sài Gòn ngày cũ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy họ đi giữa phố phường với phong cách rất Âu, rất Mỹ và cũng rất hiện đại. Họ có thể sống bằng đủ thứ nghề để mưu sinh kiếm sống, chia theo đủ tầng lớp trong xã hội: có người làm ông này bà nọ, cũng có kẻ nghèo hàn cơ cực; có người sang trọng và lộng lẫy, cũng có người khó khăn vất vả; có những công xưởng với hàng ngàn công nhân làm thuê, nhưng có những thúng hàng “buôn gánh bán bưng” kiếm từng đồng từng cắc để chăm lo cho từng bữa ăn hàng ngày; có người có xe hơi đưa đón, kẻ rước người chờ, cũng có người đi xích lô, xe đạp bon bon đầy trên đường phố….Nhưng dường như họ đều có chung một cảm xúc mang tên hạnh phúc, họ hạnh phúc vì sống theo cách mà mình chọn, họ hạnh phúc vì được là chính họ. 

Bộ sưu tập VAS049290 Ogden Williams
Áo dài Sài Gòn những năm 1969 – 1970
Sài Gòn giờ tan sở

Cuộc sống người Sài Gòn vốn đa màu sắc, có vui có buồn, có giàu sang bần hèn,….có bao nhiêu thì sống trọn bấy nhiêu. Họ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ, họ vui với những niềm vui giản đơn và bình dị, họ chấp nhận cuộc sống bình thường nhưng người người gần gũi, láng giềng có nhau, luôn hoạt bát và năng động. 

Hồ Biểu Chánh từng chia sẻ về một Sài Gòn mà: “tại các cửa hàng lớn, người ta tựu lại chật nứt, trai chải đầu láng mướt, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng. Mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giày, tốp ùng ùng vào cửa, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẻ hân hoan, hớn hở….”. Sài Gòn luôn nhộn nhịp và con người Sài Gòn luôn coi nhau là người nhà, dù có nghèo hèn hay sang giàu thì đã sao, chẳng phải cùng chung một bầu không khí, cùng hân hoan và hớn hở khi mua sắm được một món đồ ưa thích. 

Có lẽ, chỉ với chừng này không nói hết được về Sài Gòn, nhưng nó cũng được xem là một góc nhỏ của Sài Gòn ngày xưa, một góc nào đó trong cuộc sống của những người đã trải qua mà đôi khi vô tình, tôi hay chúng ta bắt gặp được trong cuộc sống của thời hiện đại. Dù không thật sự “xuyên không” về quá khứ được, nhưng những hình ảnh này cũng gợi lên về Sài Gòn trong tâm trí. Người Sài Gòn, dù xưa hay nay thì họ vẫn như thế, vẫn xinh đẹp, vẫn duyên dáng, vẫn hiền lành và thật tính. Cái duyên, cái đẹp ấy luôn thấp thoáng qua những bức ảnh mà chúng ta cùng chiêm ngưỡng. 

nước Sâm uống mát đây…..
không biết ông này đang làm gì, có phải đang làm trò trong gánh thuốc Sơn Đông?
Sài Gòn năm 1956
Sài Gòn năm 1956
Người bán trái cây dạo. Những buổi họp chợ tự phát với tràn đầy tiếng cười nói, xen lẫn những tiếng rao hàng bán vui vẻ của những “tiểu thương”
SAIGON 1965 – Photo by Tom Robinson (‘Tinker’) – Xe nước giải khát phía trước Thảo Cầm Viên
Saigon 1965 – Xe nước giải khát góc Gia Long-Đồn Đất, phía trước nhà thương Grall (BV Đồn Đất)
Sài Gòn năm 1956
SAIGON – Chợ
Saigon (1965) photo by William Fabianic
Nhà xe miền Nam nhập các loại xe Mỹ thập niên 60’s như Desoto, Chevrolet, Dodge, Fargo về đóng thùng làm Xe Đò

Gánh hàng rong

 

Viết một bình luận