Cùng tìm hiểu về cuộc đời của ca sĩ Hùng Cùng – Từ một nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven đường làng Bến Tre

Nghệ sĩ Hùng Cường (1936 – 1996), tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm 1936 tại Bến Tre. Lúc mới lên 4 tuổi, ông cùng với gia đình chuyển lên Sài Gòn sinh sống. Ngay từ khi còn nhỏ, lần đầu tiên ông bước chân lên sân khấu là khi đang là học sinh của trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã có thể tự sáng tác và trình diễn nhiều bài hát về học trò trong những lần biểu diễn tại trường. Qua nhiều lần thể hiện tài năng thiên phú của mình, Hùng Cường được các thầy cô và bạn bè trong trường rất yêu mến và dành cho ông rất nhiều lời khen ngợi. Sau khi hoàn thành xong chương trình học “tú tài’, ông chính thức bước chân vào con đường ca hát tại các vũ trường Kim Sơn, Baccara,…

Ngay từ những năm 1954 – 1955, ca sĩ Hùng Cường với chất giọng đặc trưng của mình, tên tuổi của ông ngày một nổi tiếng qua nhiều ca khúc nhạc tiền chiến như: Vọng ngày xanh, Đường xưa lối cũ, Ông lái đò,… tất cả những bài hát trên đều được thu đĩa và số lượng bán ra thị trường được một kỷ lục đáng nể tại Sài Gòn thời đó. Đến năm 1960, ca sĩ Hùng Cường lấn sân chuyển sang thể loại nhạc vàng và đã tạo nên một làn sóng dữ dội trong nền âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ. Thời điểm đó, trong giới nghệ sĩ tại Sài Gòn, hiếm có nhân vật nào đa tài và thành công trên mọi lĩnh vực nghệ thuật từ vai trò ca sĩ, sáng tác nhạc, điện ảnh, cải lương,… như Hùng Cường. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy được tài năng xuất chúng của mình, dù là trong lĩnh vực nào thì ông cũng có thể hoàn thành một cách dễ dàng và để lại những dấu ấn riêng trong lòng khán giả. Có thể nói Hùng Cường được sinh ra là dành cho nghệ thuật, cả cuộc đời ông từ lúc nhỏ đến khi già đều gắn liền với nghệ thuật, với sự nỗ lực không ngừng nghĩ của mình ông đã đạt được những thành công mà khó có ai bì được. 

Thời kỳ mở đầu cho sự nghiệp nghệ thuật đỉnh cao của Hùng Cường là vào thập niên 60, lúc này ông được khán giả biết đến nhiều hơn với những ca khúc nói về các hoạt động trong đời sống nhập ngũ như: Đám cưới nhà binh, Một trăm phần trăm, Dù hoa lạc lối,… Về sau, ông kết hợp với Mai Lệ Huyền tạo thành một cặp nổi tiếng với nhiều nhạc phẩm: Vì chưa ngỏ ý, Hai trái tim vàng, Túp lều lý tưởng,… Từ đó, tên tuổi của Hùng Cường được nhiều các trang báo nổi tiếng để ý đến và thường xuyên viết bài về ông, nhiều người cho rằng ông là một hiện tượng lạ vào thời điểm ấy và dành cho ông rất nhiều lời khen có cánh. Dù chỉ mới vào nghề nhưng bằng sự cố gắng của mình, ông đã tiến bộ rất nhanh, nhập vai nhanh hơn, ca vọng cổ ngọt hơn, những kỹ năng khác cũng tiến bộ hơn lúc đầu rất nhiều. Hùng Cường vốn là một ca sĩ hát tân nhạc, nhưng đến năm 1959, ông bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương với vai trò là nhân vật chính và gặt hái được nhiều thành công trong nền ca nhạc cải lương lúc đó. Ca sĩ Hùng Cường như một hiện tượng lạ lúc bấy giờ, bởi vì nếu một người muốn theo nghề cải lương ít nhất cũng phải 2 – 3 năm mới có thể đóng vai phụ, rồi cũng phải trải qua thêm một khoảng thời gian khổ luyện nữa thì may mắn có thể lên được vai chính. Nhưng Hùng Cường thì khác, ông chưa từng diễn vai phụ nào mà bất ngờ được lên hẳn vai chính và còn đạt được sự thành công vang dội từ vai diễn đó, đây được coi là một chuyện “kinh thiên động địa” thời ấy. Kể từ đó, bằng niềm yêu thích đặc biệt với cải lương nên ông đã bỏ ra không ít thời gian để nghiên cứu, học hỏi, cộng thêm chất giọng trời cho, ca sĩ Hùng Cường đã tự tin bước đi trên con đường ca nhạc cải lương và nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình trong làng cải lương Việt Nam.

Thấy được tiềm năng của Hùng Cường, chủ đoàn Ngọc Kiều tiếp tục ký hợp đồng với ông và giao cho ông vai chính trong kịch bản mới “Tuyết phủ chiều đông” được khai trương tại rạp hát Viễn Trường sau gần một tháng luyện tập. Ca sĩ Hùng Cường rất tâm đắc với vai diễn này, ông mướn hẳn một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà để ông có thể ngày đêm tập luyện. Thậm chí ông còn phối hợp cùng soạn giả cải lương lồng vào kịch bản nhiều phân đoạn tân nhạc để ông có thể bộc lộ được sở trường của mình. Tuồng “Tuyết phủ chiều đông” của soạn giả Bạch Yến Lan, kết hợp với tài năng mới trong làng cải lương Hùng Cương đã tạo ra một làn sóng dữ dội chấn động cả một làng cải lương Mỹ Tho. Lúc bấy giờ, rạp Viễn Trường “người đông như kiến”, lắp kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, phía ngoài số lượng khán giả dư gần bằng một nửa của rạp. Sau thành công đó, năm 1960 đoàn Ngọc Kiều dựng thêm vở cải lương “Màu tím đèn hoa giấy” cũng do Hùng Cường đóng vai chính, được khai trương hoành tráng tại rạp Nguyễn Văn Hảo và được lưu diễn ở nhiều tỉnh, thị xã lớn nhỏ trên khắp miền Tây. 

Ngoài sự nghiệp ca hát, từ nhỏ Hùng Cường còn yêu thích đánh quyền Anh, về sau khi đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường ca hát, ông vẫn tiếp tục tập quyền Anh như một môn võ để rèn luyện sức khỏe. Nhờ vào việc thuyền xuyên luyện võ, khi đóng phim hay biểu diễn trên các sân khấu, ca sĩ Hùng Cường thường đánh y như thật, khiến cho khán giả được “rửa mắt” bởi những phân đoạn múa võ cực đẹp. Cũng vì thế mà lúc đóng nhiều cảnh nguy hiểm, ông không cần nhờ người đóng thế, đây cũng là một trong những ưu thế của Hùng Cường so với nhiều nghệ sĩ khác.

Cuộc sống đời thường của ông sau ánh đèn sân khấu được rất ít người biết đến. Thời đó, Hùng Cường được xem là nghệ sĩ đào hoa nhất Sài Gòn. Mối tình đầu thơ mộng và cuộc sống hôn nhân ít người biết của ông là vào lúc 20 tuổi. Là một tên tuổi nổi danh trong làng nghệ thuật tại Sài Gòn trước và sau những năm 1975, trong suốt khoảng thời gian hoạt động nghệ thuật, Hùng Cường luôn nhận được nhiều sự quan tâm, săn đón của khán giả và nhà báo. Tuy rằng trong giới nghệ sĩ, những người thân thiết với ca sĩ Hùng Cường đều nói ông là một người đào hoa, có nhiều vợ và tình nhân, nhưng những thông tin về đời sống tình cảm hôn nhân, gia đình ông rất ít khi được thấy trên các mặt báo. Có lẽ vì ông là một người có tài năng vượt trội và thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên nhận được rất nhiều sự ưu ái, chính vì thế mà những góc khuất trong cuộc sống đời thường của ông ít khi bị báo chí nhắc đến, mặc khác đối với bản thân Hùng Cường và gia đình ông cũng khá kín tiếng về những vấn đề này.

Năm 1952, lúc ấy Hùng Cường mới 16 tuổi, trong một hôm đến Sài Gòn thăm người chị ruột có nhà ở cùng một con hẻm với Hùng Cường, cô gái tên Huỳnh Thị Bê với sự xinh đẹp và nét ngây thơ của mình đã lọt vào tầm mắt của Hùng Cường nhưng vì còn nhỏ nên chưa dám nghĩ đến chuyện yêu đương. Đến khi Hùng Cường vừa tròn 18 tuổi, ông đã lấy hết can đảm để tỏ tình với cô và ngỏ ý muốn xin cưới nhưng khi đó Huỳnh Thị Bê là một cô gái ngây thơ trong sáng và còn đang đi học nên không ai đồng ý việc cưới xin. Trong thời gian ấy, Hùng Cường thường lén gia đình lên Đà Lạt để gặp mặt người con gái mình yêu. Thông qua những chuyến đi lén lút này đã mang lại nguồn cảm hứng cho Hùng Cường sáng tác ra 2 nhạc phẩm về Đà lạt để tặng người mình yêu là “Về Thăm Xứ Lạnh” và “Trăng Cam Ly” với những lời hát đầy nhớ thương, lãng mạn:

“Anh về thăm xứ lạnh một chiều

Mây buồn khơi kín nỗi niềm yêu

Thời gian xa cách chờ lâu lắm

Anh nhớ ngày đi lệ thấm nhiều

Đà Lạt mơ, mơ người em nắng ấm lên rồi

Nhìn đôi môi son thắm em còn tươi

Đà Lạt ơi, sương buồn thấm ướt trên hàng mi

Ai người nhớ đến câu biệt ly

Lòng du khách ngập ngừng ghi” 

(Về Thăm Xứ Lạnh )

“Ôi suối Cam Ly đây hồn tôi

Xao xuyến tim tôi ai thờ ơ

Thu ấy em đi anh ngóng chờ

Hẹn ngày mai tràn ước mơ” 

(Trăng Cam Ly)

Sau một khoảng thời gian kiên trì theo đuổi, cô nàng Huỳnh Thị Bê dần dần cũng nảy sinh tình cảm với Hùng Cường. Cho đến năm 1956, hai người nên duyên vợ chồng với nhau, theo như lời kể của bà Bê, đám cưới được diễn ra linh đình trong suốt 3 ngày. Sau khi về chung một nhà, Hùng Cường liên tục đặt đạt nhiều thành công trên con đường nghệ thuật, còn Huỳnh Thị Bê thì lui về hậu phương để chăm sóc cho chồng con và gia đình. Ông bà có với nhau 5 người con lần lượt là Quang Bình (sinh năm 1957), Quang Đại ( sinh năm 1959), Phương Giao ( sinh năm 1961), Phương Huy (sinh năm 1963) và Phương Uyên (sinh năm 1965 nhưng vì căn bệnh sốt xuất huyết nên đã mất năm 1975). Trong đó hai người con của ông bà là Quang Bình và Phương Giao đã nối nghiệp cha đi theo con đường ca hát, còn Quang Đại thì theo đuổi nghề đạo diễn.

Sau nhiều năm kết hôn, Hùng Cường đã bộc lộ bản tính đào hoa của mình và đã nhiều lần bị bà Huỳnh Thị Bê bắt quả tang khi ông đang cặp kè với người khác. Năm 1967, vì quá thất vọng về chồng nên bà đã từng có ý định muốn dứt áo ra đi, nhưng vì nghĩ đến đàn con thơ và danh tiếng của gia đình nên bà Bê đành ngậm ngùi cam chịu sống trong cảnh hôn nhân lạnh nhạt. Mãi đến năm 1972, bà Huỳnh Thị Bê mới có đủ kiên định nộp đơn ly hôn ra tòa để chấm dứt chuỗi ngày sống trong sự buồn rầu, không hạnh phúc. Dù đã ly hôn, nhưng đâu đó tại nơi thầm kín nhất trong lòng, bà Bê vẫn giữ lại những kỉ niệm đẹp về một người chồng vừa đa tài vừa đa tình. Bởi vì hơn ai hết, bà biết rất rõ giữa hai người cũng đã từng có một khoảng thời gian yêu nhau thật lòng và sống hạnh phúc bên nhau. Huỳnh Thị Bê cũng là người đã chứng kiến được quá trình khổ luyện, sự cố gắng không ngừng và những thứ mà Hùng Cường buộc phải đánh đổi để có thể đạt được sự thành công vào thời điểm đó.

Đến ngày 1 tháng 5 năm 1996, ca sĩ Hùng Cường đã qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California khi ấy ông gần 60 tuổi. Phần mộ của ông được xây dựng rất đơn giản, nằm trong một mảnh đất vườn ven đường làng ở xã Quới Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đây là khu đất quê nội của Hùng Cường.

Viết một bình luận