Đại lộ Khổng Tử nay là đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5 – Phố thuốc Bắc lớn nhất Sài Gòn.

Đây là một trong những con đường lớn và lâu đời nhất vùng Chợ Lớn. Sau khi rạch Chợ Lớn bị lấp, bến Gaudot trở thành đường Quai de Gaudot. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đã nhập 2 đường, đoạn đầu là đại lộ Gaudot, đoạn đường cuối là đại lộ Bonhoure làm một và đổi tên thành đại lộ Khổng Tử (vẫn còn tượng Khổng Tử trên tiểu đảo). Ngày 19 tháng 8 năm 1975, chính quyền cách mạng đổi tên thành đường Hải Thượng Lãn Ông cho đến ngày nay.

Khoảng cuối thế kỷ 19, người Hoa đã lập ra các kho chứa hàng hóa được vận chuyển từ kênh Tẻ lên bờ. Lúc đầu con đường này kinh doanh rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, người dân ở đây có thói quen dự trữ thuốc Đông y trong nhà để phòng khi bị ốm đau, nhưng sau đó do nhu cầu về thuốc Đông y của người Việt nên con phố này dần trở thành phố thuốc Bắc lớn nhất Sài Gòn, đó cũng là nét đặc trưng riêng của nơi đây.

Đại Lộ Khổng Tử nay là đường Hải Thượng Lãn Ông, không chỉ có những cửa hàng bán thuốc Đông y mà ở đây còn có nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử của người Hoa trên đất Sài Gòn. Bình thường con đường này có rất nhiều người lui tới, khi đến mỗi dịp lễ tết còn nhộn nhịp và tấp nập hơn.

CHOLON 1970 – Tượng đài Phan Đình Phùng (1847 – 1895), Thánh tổ ngành Quân cụ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại vòng xoay ngã năm Chợ Lớn
CHOLON 1950-1970 – Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương (Ngã Năm Chợ Lớn)
CHOLON 1968 – Clare Hollingworth với nhiếp ảnh gia Tim Page của Life – Đường Khổng Tử
Khung cảnh ngày thường trên đường Khổng Tử
CHOLON 1958 – Đại lộ Khổng Tử, gần vòng xoay trước Bưu điện Chợ Lớn. Nơi cột điện sắt là ngã ba Khổng Tử – Sanh Hòa (nay là ngã ba Hải Thượng Lãn Ông – Nguyễn An Khương).
CHOLON – Đại lộ Khổng Tử nay là Hải Thượng Lãn Ông
CHOLON 1950 – Vòng xoay giao lộ Khổng Tử – Tổng Đốc Phương (ngã năm Chợ Lớn)
CHOLON 1930s – Chợ cá, vị trí tại giữa đường Châu Văn Liêm ngày nay
Hình trên chụp vào khoảng 1920 – 1930, có lẽ khi Chợ cũ đang được cải tạo sửa chữa, và Chợ Cá phía trước đã bị tháo dỡ trả lại đường Tổng Đốc Phương với một dải phân cách ở giữa.
Đường Hải Thượng Lãn Ông (trước 1975 là đường Khổng Tử) xưa kia là một con rạch, một đầu chạy dài tới rạch Lò Gốm và đầu kia thì đổ vào kênh Tàu Hủ. Theo sách Sài Gòn Năm Xưa của Vương Hồng Sển, rạch này được gọi là rạch Chợ Lớn, và vì khá cạn nên sau này đã được lấp để làm đường. Con rạch này có chỗ phình rộng ra, khi lấp đi làm thành bến xe Chợ Lớn, còn các chỗ phình rộng khác thì thành các dải công viên nằm giữa đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Đường Khổng Tử, sau 1975 là Hải Thượng Lãn Ông. Bên phải là ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng
Saigon 1970 – đường Khổng Tử Chợ Lớn nhìn từ trên cao
CHOLON 1972 – Đường Khổng Tử (nay là Hải Thượng Lãn Ông)
SAIGON 1970 by Mike Harter – Đường Khổng Tử, nay là Hải Thượng Lãn Ông
Sài Gòn tháng 10 năm 1945 – Không ảnh khu vực trung tâm Chợ Lớn – Ảnh của John Florea. Đường lớn bên trái có các dải cây xanh ở giữa là đường Khổng Tử, nay là Hải Thượng Lãn Ông. Đường gần bìa trái là Đồng Khánh, nơi giáp mép ảnh là Ngã tư Đồng Khánh – Phùng Hưng (ngã tư đèn năm ngọn). Phía bên phải là Kinh Tàu Hủ, cầu Chà Và, rạch Ụ Cây (nối Kinh tàu Hủ với Kinh Đôi). Gần góc dưới phải là kinh Kim Biên với cầu Quới Đước (cầu Ba Cẳng bị khuất trong bóng đen), ngã tư hình quả trám gần đó là giao lộ Phùng Hưng – Trịnh Hoài Đức. Nhìn thấy mái của nhà hát Tàu trong hẻm đường Phùng Hưng.
CClare Hollingworth, phóng viên quân sự của Daily Telegraph
Chợ Lớn 1970 – Tượng Phan Đình Phùng phía trước Bưu Điện Chợ Lớn
SAIGON 1963 – Ảnh của Donald Pickett. Một góc của đại lộ Khổng Tử
Cảnh nhộn nhịp trên đường Khổng Tử
Ảnh trên không của Chợ Lớn 1956
Xe tăng Việt Nam trong trận đánh ở Chợ Lớn trên Đại lộ Khổng Tử
Clare Hollingworth, phóng viên quân sự Daily Telegraph

Viết một bình luận