Dâng trào cảm xúc cùng loạt ảnh đẹp về Sài Gòn hơn 300 năm qua

Không chỉ là những du khách tham gia, mà ngay cả những người dân Sài Gòn cũng vô cùng xúc động và đong đầy cảm xúc khi ngắm nhìn lại những bức ảnh, những tranh vẽ về một Sài Gòn từ thuở sơ khai cho đến tận ngày nay. Những thay đổi từ đường xá đến nhà cửa, từ con người đến chế độ chính quyền,…người xem như đắm mình vào khung cảnh xa xưa để nhớ lại từng ngày, từng tháng, từng năm, từng nỗi lòng qua từng bức ảnh.

Đã từng có một buổi triển lãm ảnh với chủ đề “Sài Gòn – Tp.HCM hơn 320 năm văn hóa, lịch sử” được tổ chức trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) để kỷ niệm 44 năm kể từ ngày Thành phố Sài Gòn chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2020). Triển lãm đã thu hút khá nhiều khách tham qua và chiêm nghiệm, trưng bày hơn 100 ảnh với các chủ đề: “Dấu ấn Sài Gòn xưa” – “Hào khí Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định” – “TPHCM đổi mới phát triển và hội nhập”. Mỗi bức ảnh mang trong mình một câu chuyện và cho thấy được sự phát triển không chỉ về văn hóa, mà còn cả xã hội, kinh tế, đô thị và con người của thành phố từ thuở sơ khai lập địa cho đến một thành phố rạng rỡ và hiện đại như ngày nay. Và nó cũng là dịp để người trẻ hiện nay tìm hiểu được lịch sử xưa của ông cha, của nơi mà mình đang đặt chân sinh sống; cho khách tham quan du lịch có cái nhìn khác về Sài Gòn của những năm trước 1975 và cho những người Sài Gòn xưa được một lần quay về quá khứ để hoài niệm và để nhung nhớ.

Với chủ đề “Dấu ấn Sài Gòn xưa”, người xem không khỏi ngạc nhiên về những làng nghề, những nếp sống sinh hoạt của mảnh đất này vào những thời kỳ đầu tiên khi người Việt bắt đầu khai hoang cách đây hơn 300 năm.

Ngoài ra, tại đây còn trưng bày thêm nhiều tác phẩm ảnh về các kiến trúc nổi bật, gắn liền với lịch sử hình thành thành phố, chẳng hạn như hình ảnh Nhà thờ Đức Bà được xây dựng vào năm 1877 (thời kỳ Pháp chiếm đóng), hay hình ảnh chợ Bến Thành – ngôi chợ lâu đời của Sài Gòn và là biểu tượng nổi tiếng từ xưa đến nay.

Trong ảnh chính là hình ảnh bức tranh vẽ trang phục của những lưu dân người Việt trong thế kỷ 17 – 18. Họ theo chân các quan quân chúa Nguyễn vào khai khẩn đất hoang, lập ấp xây nhà nơi vùng đất phương Nam.
Trong bức tranh vẽ trên chính là cảnh các sĩ tử lều chõng tại trường thi Gia Định trong thế kỷ 19. Trường thi này tương ứng với khu vực của Nhà văn hóa Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch (quận 1) ngày nay
Một bữa cơm đạm bạc của gia đình người Sài Gòn trong thế kỷ 19
Sau thời kỳ đất nước hoàn toàn thống nhất thì người dân Sài Gòn lần đầu tiên được tham quan đường hoa Nguyễn Huệ tổ chức vào năm 1981. Nhiều năm qua, mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường hoa vẫn được tổ chức đều đặn, tạo thành nét văn hóa riêng của thành phố.

Đây là khu vực Chợ Lớn được săn những bô không ảnh chụp khoảng năm 1950 và hiện nay, với công trình nổi bật là khu chợ Bình Tây. Chợ Lớn ban đầu là do cộng đồng người Hoa bỏ sức mà xây dựng, trước đây nó cũng có một thời là thành phố nằm sát bên cạnh Sài Gòn. Từ khi khu chợ Bình Tây được xây dựng nên thì Chợ Lớn cũng từng bước phát triển vượt bậc và trở nên sầm uất như ngày nay.
Ảnh chụp con kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn dòng chảy đi qua cầu Kiệu năm 1955 và hiện nay. Đoạn kênh dài tầm khoảng 10 km, đến năm 1980 thì con kênh này bắt đầu bị ô nhiễm nặng, nhưng khu ổ chuột không biết từ đâu mà nối đuôi nhau mọc san sát bờ kênh. Hiện nay kênh đã được cải tạo khá nhiều, hình thành những bờ kè, công viên dọc hai bên bờ cũng được xây dựng nên, xóa bỏ cảnh tượng ô nhiễm như ngày trước.
Đây là những bước không ảnh lưu lại khoảnh khắc tại trung tâm thành phố Sài Gòn – Tp. HCM từ thơi kỳ Pháp thuộc cho đến ngày nay. Ảnh cho thấy sự phát triển vượt bậc của thành phố ta sau nhiều thập niên qua. Đây tương ứng với khu vực quạn 1 của ngày nay.
Nhà thờ Đức Bà chính là một trong những công trình kiến trúc nổi bật của Sài Gòn được xây dựng vào thời kỳ Pháp thuộc năm 1877, công tình thu hút khá nhiều khách du lịch tham quan và lui tới mỗi ngày. Tồn tại đã hơn trăm năm, nhà thờ tuy có khá nhiều thay đổi về kiến trúc nhưng vẫn giữa nguyên vẹn nét thiết kế độc đáo riêng.

Ngoài ra vẫn còn nhiều hình ảnh khác về Sài Gòn trong suốt 300 năm qua:

Viết một bình luận