Gợi nhớ chút kỷ niệm xưa về hình ảnh của những bồn phun nước Sài Gòn

Mọi người có biết, vị trí của đài phun nước nghệ thuật tại giao lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi ngày nay cũng từng có một đài phun nước nhỏ? Ngày trước, sau khi kênh Kinh Lớn được lấp lại vào trở thành đại lộ Charner, chính quyền đã cho xây dựng một đài phun nước nhỏ tại vị trí vòng xoay Bồn Kèn để tạo mỹ quan.

Trong cuốn “Sài Gòn Năm Xưa” của học giả Vương Hồng Sển đã cho biết – Vốn cái tên ban đầu của bùng binh này là Bồn Kèn, được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, nó cũng là vị trí trung tâm thành phố Sài Gòn khi nhìn ghé lên Thương xá TAX – Sau này, được đổi thành bùng binh Cây Liễu bởi vòng xoay lúc nào cũng được phủ kín bởi những cây liễu.

Đến tháng 10/2014, bùng binh cây Liễu bị phá bỏ, bồn nước tại giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi cũng bị tháo dỡ để thực hiện cho việc thi công đoạn ngầm của tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Hôm nay, Thời Xưa sẽ mang bạn đọc trở về những ngày xưa để ngắm nhìn lại Công trường Lam Sơn với bồn phun nước cùng những sự kiện không thể quên:

Bồn phun nước được xây dựng trên đại lộ Charner, đằng sau là tòa Trụ sở Quốc hội
Đài phun nước được đặt tại vị trí giao của đại lộ Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi, phía xa là Tòa Đô Chánh sau này là UBND Thành phố

Vòng xoay ở Công trường Lam Sơn, vòng xoay giao thông ở Sài Gòn (dưới thời Pháp, chúng muốn xây dựng Sài Gòn trở thành “Paris thu nhỏ” nên mới được gọi là “Paris của Phương Đông”). Hình ảnh của bồn phun nước vào năm 1952.
Một cuộc biểu tình diễn ra ở bồn phun nước của bùng binh Bồn Kèn năm 1955
Cuộc biểu tình năm 1955 diễn ra ngay bồn phun nước ở bùng binh đường Bonard – Charner trước kia, bây giờ là Lê Lợi – Nguyễn Huệ (còn gọi là bùng binh Bồn Kèn)
Vào khoảng năm 1920, sau khi kênh Kinh Lớn được lắp lại thành Đại lộ Charner, tại chỗ bồn nước ngay ngã tư này, hồi đó có xây một cái bệ cao hình bát giác.

Một bức postcard được sử dụng trong những năm thập niên 1960s. Tòa nhà bên trái là Thương xá EDEN – khu tứ giác Eden với năm tầng lầu ở trung tâm quận 1 được xây dựng khoảng năm 1955.
Một bức postcard khác về công trường Lam Sơn và hình ảnh bồn phun nước
Bức ảnh màu rất hiếm thấy về Ngày Phụ Nữ Việt Nam năm 1960 tại bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn
Toàn cảnh buổi lễ Phụ Nữ Việt Nam năm 1960
Ngày giỗ Hai Bà Trưng ngày 3 tháng 3 năm 1960, nhằm ngày 6 tháng 2 âm lịch năm Canh Tý tại bồn phun nước của bùng binh Bồn Kèn
Bồn phun nước Công trường Lam Sơn của những năm thập niên 1960
Đầu thập niên 1960 vẫn còn những xe tải có mui làm bằng tre lợp lá như thấy trong hình này, cạnh vòng xoay Công trường Lam Sơn – chỗ bồn phun nước.
Bồn phun nước ở công trường Lam Sơn, trước công viên giai đoạn 1963 – 1964. Phía góc trái hình là công viên phía trước tòa Quốc Hội và tượng đài hai Thủy quân Lục chiến.
Bồn phun nước ở công trường Lam Sơn vào tháng 10 năm 1964
Người dân đang thực hiện nghi thức thả bóng bay vào cuối các nghi lễ trong cuộc biểu tình “Ngày Quốc hận” tại vòng xoay Bồn Kèn năm 1964.
Trước năm 1975, tại miền Nam ngày ký Hiệp định Genève chia đôi đất nước 20/7/1954 được gọi là “Ngày Quốc hận”, tên này có khi cũng được dịch qua tiếng Anh là Day of National Grief
Cuộc biểu tình lớn phản đối âm mưu trung lập hóa Nam Việt Nam dưới thời Thủ tướng Nguyễn Khánh năm 1964
Cận cảnh bồn phun nước ở vòng xoay Lê Lợi và Nguyễn Huệ
Bồn phun nước Công trường Lam Sơn năm 1965
Giao thông tấp nập ở vị trí vòng xoay công trường Lam Sơn

Góc chụp ở bồn phun nước nhìn về đường Lê Lợi năm 1965 – Góc bên trái hình chính là thương xấ TAX

Vị trí trung tâm thành phố năm 1965
Công trường Lam Sơn giai đoạn 1965 – 1966
Army GI trong trang phục dân sự quỳ xuống gần đài phun nước ở bùng binh Bồn Kèn. Phía sau là Tòa Đô Chánh Sài Gòn.
Bức ảnh đứa trẻ đang tắm dưới bồn phun nước trong bộ sưu tập ảnh năm 1966
Cảnh sát quốc gia đang mang đứa trẻ tắm dưới bồn phun nước lên
Cảnh sát, được gọi là “‘WHITE MOUSE”, đuổi lũ trẻ chơi trong đài phun nước ở trung tâm thành phố Sài Gòn
Góc trái là bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn, góc giao giữa Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Giữa ảnh là thương xá TAX – ừng là một trung tâm thương mại lớn và lâu đời tại Sài Gòn. Hiện nay nó đã bị phá bỏ, công việc phá dỡ được tiến hành vào cuối năm 2016.
Toàn dân đoàn kết để bảo vệ Đàng Trong, giải phóng Đàng Ngoài
Bồn phun nước đã phạm trọng tội trước năm 1975 khi vác tấm bảng tuyên truyền của chính quyền Đàng Trong chống lại Đàng Ngoài
Lá cờ vàng ba sọc đỏ trên tấm biển quảng cáo ở bồn phun nước vị trí giao Nguyễn Huệ – Lê Lợi.
Cờ vàng ba sọc đỏ hay cờ vàng từng là quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955 và của Việt Nam Cộng hòa từ 1955 đến 1975.
Bồn phun nước năm 1966, phía sau là tòa Hạ Nghị viên (trước đó là Trụ sở Quốc hội, sau này là Nhà hát Thành Phố)
Bảng kết quả bầu cử Quốc hội đang được dựng lên ngay vị trí của bồn phun nước trước tòa Quốc hội để công bố đến công chúng vào tháng 11/9/1966
Cận cảnh bảng công bố kết quả bầu cử Quốc hội
Một chiếc không ảnh năm 1966 chụp vị trí bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn. Bên trái là công viên nhỏ phía trước tòa Quốc hội (chính là Nhà hát Thành Phố hiện nay). Tấm bảng được dụng ở giữa bồn nước chính là bảng công bố kết quả bầu cử.
Mùa mưa năm 1966 – 1967.
Người phụ nữ đang di chuyển trên đường Nguyễn Huệ, vị trí vòng xoay của Nguyễn Huệ và Lệ Lợi
Thương xá TAX ở vị trí bồn phun nước Bùng binh Bồn Kèn. Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville).
Bảng tập hợp những lá cờ các nước được đặt ở vị trí bùng binh bồn phun nước.
Trung tâm Saigon và tấm panô nói lên câu chuyện: Tinh thần hỗ trợ của nhân dân và chính phủ các quốc gia tự do muôn năm – Chung sự giúp đỡ nghĩa là chung nền an ninh – Nhân dân Việt Nam biết ơn sự giúp đỡ của các quốc gia thân hữu – Mỗi biện pháp trợ giúp là thêm một bước tiến đến Tự do chiến thắng Nô lệ.
Góc chụp bồn phun nước đổi diện với Tòa Đô Chánh Sài Gòn năm 1967. Đây là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô, sau năm 1975, tòa nhà là nơi làm việc của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Những đứa nhỏ thoải mái ở trần truồng và tắm dưới bồn phun nước, khách nước ngoài đi đường khá thích thú với điều này nên nhiều người còn đứng lại xem.
Đài phun nước này nằm ở ngã tư Nguyễn Huệ – Lê Lợi, hai con đường nổi tiếng nhất Sài Gòn. Một chú nhóc dường như đang gặp khó khăn trong việc giữ quần của mình!
Mấy đứa nhỏ đang vô tư nô đùa trong bồn phun nước
Một chiếc không ảnh, góc chụp từ sông Sài Gòn hướng về Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Chính giữa hình là đài phun nước ở bùng binh Bồn Knè. Phía xa góc phải hình là nhà thờ Đức Bà.
Lễ nhậm chức Nhiệm kỳ 1 (1967-1971) của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Công trường Lam Sơn. Điểm đặc biệt trong bức ảnh này là ông Thiệu khi “lên ngôi” không do quốc hội bầu cử nên buổi lễ nhậm chức toàn là lính, cảnh sát vòng trong, vòng ngoài…
Hình ảnh trong bộ sưu tập hình Sài Gòn năm 1967 – 1969
Vòng xoay Công trường Lam Sơn năm 1968, trong hình là chiếc xe tãi “con cóc” có màu xanh dương và màu vàng kem. Tuy nhiên, sau giải phóng, những chiếc taxi này hầu như bị “tuyệt chủng” không còn xuất hiện trên đường nữa.
Một góc chụp khác của bồn phun nước khi ống kính được quay về hướng Tòa Đô Chánh của năm 1968
Một chiếc ảnh được chụp góc cao thấy được toàn cảnh của Công trường Lam Sơn và vòng xoay Bồn Kèn.
Bức ảnh bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn của Dr. William Bolhofer năm 1969, dù tông ảnh có hơi tối nhưng màu sắc bầu trời lại vô cùng xanh và đẹp mắt. Chắc hẳn, bức ảnh được chụp vào một ngày mát đẹp trời!
Khung cảnh đường phố Sài Gòn, điển hình là đài phun nước ở vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi trong Chiến tranh Việt Nam 1969
Vườn hoa Công trường Lam Sơn, nơi đặt bức tượng đài Hai người lính Thủy Quân Lục Chiến VNCH. Hướng đối diện với tượng đài là tòa Trụ sở Quốc Hội, phía sau là đài phun nước.
Buổi đêm Sài Gòn ở bồn phun nước Công trường Lam Sơn
Ngày trước, đây là nơi tập trung đông người. Nhưng hiện nay, đài phun nước này đã không còn nữa.
Một bức ảnh màu bồn phun nước năm 1970 đẹp, đằng sau đó là tòa Hạ Nghị viện.
Một người lính Mỹ mặc đồng phục đứng chụp ảnh trước đài phun nước
Bức ảnh chụp của Artzkat năm 1970, bên trái là thương xá TAX
Lễ nhậm chức Nhiệm kỳ 2 của TT Nguyễn Văn Thiệu ngày 31-10-1971, diễn ra tại vị trí bồn phun nước của bùng binh Bồn Kèn
Chiếc xích lô đạp đang di chuyển quanh vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi
Xung quanh bồn phun nước ở Công trường Lam Sơn “được” trang trí thêm vài lá cờ khác
Bồn phun nước vòng xoay Công trường Lam Sơn năm 1971
Ảnh chụp Công trường Lam Sơn – tòa Trụ sở Hạ Nghị Viện, người chụp đứng ở vị trí của đài phun nước của bùng binh Bồn Kèn. Phía trước tượng đài là bức chân dung của Đại tá Trương Hữu Đức (1930-1972), Binh chủng Thiết giáp, tử trận ngày 13-4-1972 trong trận chiến An Lộc.
Chiếc không ảnh cao ghi lại hình ảnh của bùng binh Bồn Kèn, khúc giao lộ của đường Nguyễn Huệ và đường Lê Lợi.
Sau này, tại vị trí bồn phun nước ở bùng binh Bồn Kèn sẽ bị đập bỏ để thi công nhà ga ngầm của tuyến tàu điện Bến Thành – Suối Tiên.
Hình ảnh bồn phun nước ở đường Nguyễn Huệ đã bị phá bỏ để xây dựng lại. Hình ảnh này trông nó thật “xấu”!

Viết một bình luận