Khám phá bộ sưu tập những bức ảnh đẹp nhất về các tượng đài của Pháp tại Sài Gòn

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tượng đài kỷ niệm được xây dựng khắp nơi trên vùng đất Sài Gòn. Không chỉ có những tượng đài của Việt Nam mà còn có nhiều tượng đài của Pháp cũng được xây dựng ở Sài Gòn. Các tượng của Pháp tại Sài Gòn thời Pháp thuộc được sưu tầm và lưu giữ ở nơi đây như một phần lịch sử của Sài Gòn, với mong muốn giúp cho những người quan tâm có thể tiện khám phá. Dù còn hay mất thì những hình ảnh về các tượng đài của Sài Gòn xưa vẫn sẽ là một hoài niệm đối với những ai yêu thích, muốn tìm hiểu về vùng đất này.

Ngày 10-3-1902, dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, tượng đài giám mục Bá Đa Lộc được khánh thành trên công viên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Tượng Francis Garnier 1907 – Ngay chỗ tượng lính trước 1975
Tượng Léon Gambetta (thủ tướng thứ 45 của nước Pháp, 1881-1882) tại vị trí giữa đại lộ Norodom và Rue Pellerin (trước 1975 là Thống Nhất – Pasteur, nay là Lê Duẩn – Pasteur),
Tượng Françis Garnier tại Quảng trường Françis Garnier phía trước Nhà hát TP Sài Gòn, nơi sau này là tượng hai người lính trước 1975.
Tượng đô đốc thủy quân De Genouilly nơi Quảng trường Rigault de Genouilly (sau này là QT Mê Linh cuối đường Hai Bà Trưng, nơi ngày nay là tượng đài Trần Hưng Đạo)
Tượng đô đốc Rigault de Genouilly nơi Quảng trường Mê Linh ngày nay
Tượng đô đốc Rigault de Genouilly nơi Công trường Mê Linh ngày nay
Tượng đô đốc Rigault de Genouilly.
Tháp nước được xây dựng năm 1878 ngay chỗ vòng xoay Hồ con rùa, sau đó bị đập bỏ (năm 1921 để xây tượng đài kỷ niệm Chiến sĩ trận vong.
Sau này là Hồ con rùa
Tượng đài Chiến sĩ Trận vong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (1914-1918) tại vị trí vòng xoay Hồ con rùa ngày nay, do vậy chỗ này trước đây mang tên là Công trường Chiến sĩ
Chỗ này là vòng xoay Hồ con rùa sau này
Tượng của Francis Garnier trước nhà hát thành phố
Tượng của Françis Garnier ở đại lộ Bonard
Tượng trước nhà hát thành phố
Tượng Francis Garnier
Tượng giám mục Bá Đa Lộc với Hoàng tử Cảnh phía trước nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Sài Gòn
Tượng voi bằng đồng trong Sở Thú do vua Xiêm-La Paramindr Maha Prajahhipok tặng nhân dịp ngài đến thăm Sài Gòn ngày 14-4-1930.
Vị trí đầu tiên của tượng Gambetta: Giao lộ Norodom và Pellerin (nay là ngã tư Lê Duẩn – Pasteur)
Tượng Gambetta trên đại lộ Norodom, gần phía sau nhà thờ Đức Bà (ngay giao lộ Norodom và Pellerin, tức Lê Duẩn- Pasteur ngày nay)
Gambetta, chính trị gia Pháp — một nhân vật nổi bật của nước Pháp vào khoảng thời gian Pháp bắt đầu áp đặt nền đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Tượng Gambetta ngay giữa đường Norodom và Pellerin
Tượng Gambetta ở đường Norodom
Tượng Gambetta
Tượng Gabetta trên ĐL Norodom, gần phía sau nhà thờ Đức Bà (ngay giao lộ Norodom và Pellerin, tức giao lộ Lê Duẩn – Pasteur ngày nay, chứ không phải ngay vòng xoay sau nhà thờ
Một bức ảnh khác của tượng Gambetta
Tượng Gambetta trong vườn Tao Đàn, gần phía sau sân banh Tao Đàn. (vị trí ngay tại số 144, ô C9 trong bản đồ Sài Gòn
Tượng đài tại quảng trường Chợ cũ
Vị trí thứ nhì của tượng Gambetta: Quảng trường Chợ Cũ (Blvd Charner) Đây là Quảng trường Chợ Cũ tức là Quảng trường Gambetta. Sau đó, khi mặt tiền khu đất này được lấy để xây tòa nhà Ngân Khố thì tượng Gambetta được dời vào vườn Tao Đàn. Vị trí QT Gambetta trong bản đồ Saigon 1928 (tại ô B3)
Bản đồ Sài Gòn thời xưa
Bản đồ này thuộc hàng xưa nhất trong các bản đồ Sài Gòn, với hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn cách biệt nhau. Hướng bắc quay về bên phải.
Bản đồ Sài Gòn 1795
Bản đồ Gia Định 1815 do Trần Văn Học vẽ
Bản đồ cuộc Viễn chinh Nam Kỳ của Pháp năm 1858
Bản đồ SG 1867 cho thấy các đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi vào năm này vẫn còn là các con kinh, được đào để lấy đất đắp nền và thoát nước.
Quy hoạch chung của Chợ Lớn năm 1874. Trong bản đồ này vẫn còn thấy rạch Chợ Lớn chưa bị lấp (nằm ngay vị trí đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay), và kinh Phố Xếp chạy thẳng phía trước Chợ Cũ, mà sau này lấp đi thành đường Tổng đốc Phương, ngày nay là đường Châu Văn Liêm. Đường Vạn Kiếp khi này vẫn còn là một đoạn kinh đào thẳng nối vào kênh Tàu Hủ. Bản đồ 1874 này cho biết rõ vị trí đầu tiên của thành phố Chợ Lớn là xung quanh khu vực Chợ Cũ (còn được gọi là Chợ Trung tâm – Marché Central), tức khu vực Bưu Điện Chợ Lớn ngày nay, với những khu vực tô đậm trên bản đồ là các công trình được xây dựng kiên cố.
Sài Gòn 1881
Sài Gòn 1881. Đại lộ Charner khi này vẫn còn là một đoạn kênh đào mang tên Grand Canal (Kênh Lớn) với hai con đường ở hai bên, bên phải là rue Rigault de Genouilly đi từ bờ sông vào, bên trái là rue Charner đi qua phía trước Chợ Cũ. Sau này khi con kênh được lấp đi thì hai đường nhập chung làm một và trở thành Đại lộ Charner, nhưng người Việt thời ấy quen gọi là đường Kinh Lấp.
Sài Gòn 1881. Bản vẽ phối cảnh này cho thấy quy hoạch và phạm vi của Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19. Đại lộ Charner khi này vẫn còn là một đoạn kinh đào.
Bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1892 (vẽ trên tường đại sảnh của Bưu Điện Sài Gòn)
Bản đồ Chợ Lớn năm 1893
Sài Gòn 1893. Trong bản đồ này vẫn còn Chợ Cũ trên đường Charner, và chưa có Chợ Bến Thành mới (xây dựng năm 1912). Hướng bắc về phía bên phải.
Bản đồ địa chánh Sài Gòn năm 1896 (chưa có Chợ Bến Thành và cầu quay Khánh Hội, chỉ mới có cầu Mống)
Bản đồ Sài Gòn 1903 vẫn còn Chợ Cũ trên đại lộ Charner, chưa có chợ Bến Thành, chưa có cầu quay Khánh Hội, chỉ mới có cầu Mống. Hướng bắc quay về phía bên phải bản đồ.
Bản đồ Sài Gòn năm 1920
Bản đồ Sài Gòn 1928
Bản đồ Sài Gòn năm 1928. CHÚ THÍCH: 1. Nhà đoan (quan thuế) – B3 2. Bưu điện và điện tín – C2 3. Nhà Thờ Lớn – C2 4. Viện Bảo Tàng – C2 5. Nhà hát – B2 6. Thư viện – B2 7. Vườn Bách Thảo – D3 8. Công viên Maurice Long (Vườn Tao Đàn) – B1 10. Dinh Toàn quyền – B1 11. Dinh Thống đốc Nam Kỳ – B2 12. Tòa Thị chính – B2 13. Dinh Đại tướng (Quan sáu) – C2 14. Dinh Thủy sư Chỉ huy Hải quân – C3 15. Tòa Giám mục – C1 16. Tòa án (pháp đình) – B2 17. Chợ Trung tâm – B2 23. Bệnh viện nhà binh – C2 24. Trại lính – D2 25. Sở Chỉ huy Pháo binh – C3 26. Xưởng công binh (Ba Son) – D3
Bản đồ Chợ Lớn xuất bản trong dịp Triển lãm Thuộc địa năm 1931
Một phần khác của bản đồ Chợ Lớn xuất bản trong dịp Triển lãm Thuộc địa năm 1931
Bản đồ Chợ Lớn năm 1931. Các ký hiệu đó là: . A : Hôpital (Bệnh viện) C : Caserne (Doanh trại quân đội) E : Eglise (Nhà thờ) I : Garde Indigène (Trại lính bản xứ) L : Police (Cảnh sát) M : Marché (Chợ) R : Bureau de la Résidence (Dinh tỉnh trưởng) S : Gare Chemin de Fer (Ga xe lửa) T : Poste (Bưu điện) V : Hotel de Ville (Tòa thị chính)
Bản đồ Sài Gòn xuất bản trong dịp triển lãm thuộc địa năm 1931
Bản đồ Sài Gòn 1934 (đây là bản đồ du lịch tặng cho khách đi tàu biển, nên chỉ có tính cách tổng quát, không chính xác lắm)
Bản đồ Sài Gòn 1934
Bản đồ Sài Gòn năm 1944
Bản đồ Sài Gòn năm 1947
Vị trí của thành Sài Gòn xưa so với các con đường của SG sau này. Màu đỏ là thành Bát quái (hay thành Quy) xây dựng năm 1790, bị vua Minh Mạng phá đi năm 1835. Màu xanh dương là thành Phụng, xây dựng năm 1836 dưới triều Minh Mạng, bị quân Pháp san bằng năm 1859 khi Pháp tiến đánh Sài Gòn. Màu đen là các con đường của SG sau này với tên đường trong thời Pháp thuộc.
Một trong những bản đồ Sài Gòn thời xưa
Bản đồ Sài Gòn năm 1950 thời Pháp thuộc
Bản đồ Chợ Lớn với những tên đường thời Pháp thuộc năm 1950
Bản đồ Sài Gòn 1950
Bản đồ Sài Gòn năm 1960
Bản đồ khu vực trung tâm SÀI GÒN năm 1961
Bản đồ Sài Gòn năm 1961
Bản đồ Sài Gòn năm 1961
Bản đồ Sài Gòn năm 1963
Bản đồ Sài Gòn trên tạp chí National Geographic Tháng 6/1965
Bản Đồ Chợ Lớn năm 1966
Bản đồ Sài Gòn năm 1970

 

 

 

Viết một bình luận