Lạ mà quen: Sài Gòn thập niên 1960 và những góc phố cũ của ngày xưa – Phần 1

Sài Gòn của những năm thập niên 1960 và những góc phố cũ được ghi lại, ở thời điểm này chiến tranh vẫn đang tiếp diễn nhưng Sài Gòn vẫn khoác lên mình tấm áo nhộn nhịp của đường phố và mọi người vẫn trên đà sinh hoạt bình thường. Những con đường nhỏ ngày xưa giờ đã được mở rộng thênh thang và mọc lên nhiều nhà cao ốc chọc trời, những hàng cây xanh xanh che bóng đã từng là sự yêu thích của biết bao người giờ cũng chẳng thấy bóng,…..và còn nhiều nữa sự thay đổi khác.

Đường Lê Lợi – Tòa nhà trong hình là cửa hàng bách hóa thuế. Phía bên kia đường là khách sạn REX.
Vỉa hè trên đường phố Nguyễn Huệ phía trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn
Đường Tự Do, sau năm 1975 là đường Đồng Khởi, trước đó là đường Rue Catinat
Một tiệm sách cũ trên đường phố Lê Lợi
Buổi tập dợt và chuẩn bị cho một buổi lễ ở trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn
Hội trường Diên Hồng, từng là Trụ sở Thượng Nghị viện
Cầu Phan Thanh Giản, nhìn về hướng rạch Thị Nghè
Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa ở Biên Hòa
Không ảnh Dinh Độc Lập trên đường Thống Nhất (sau năm 1975 là đường Lê Duẩn, trước đó là đường Norodom)
Chiếc postcard vị trí vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi (Bùng binh Bồn Kèn)
Postcard nhà thờ Đức Bà, hướng chụp nhìn từ đường Nguyễn Du
Khoa sản Maternité Beauchamp, sau này là Bệnh viện Từ Dũ, mặt hông phía đường Hồng Thập Tự.
Bùng binh Bồn Kèn (Vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi), phía trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn (sau này là Ủy Ban Nhân dân Thành phố HCM)
Hội trường Diên Hồng, trước năm 1975 là Trụ sở Thượng Viện (Senate), ngày nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Ảnh ghép của từ những bức hình Sài Gòn xưa
Nhà hát Thành phố, trước năm 1975 từng là Trụ sở Hạ Nghị viện
Công trường Lam Sơn (vòng xoay đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi)
Đường Nguyễn Huệ, hướng đường bên phải là đường Lê Lợi
Nhà hát Thành phố, đã từng có một thời gian là Trụ sở Quốc hội, nhưng sau khi Đệ Nhất Cộng hòa sụp đổ thì nơi đây lại được trưng dụng thành Nhà Văn hóa. Đến thời Đệ Nhị Cộng hòa thì nơi đây trở thành Trụ sở Hạ Nghị viện.
Đây là phía sau chợ Sài Gòn thời xưa, phía trước là ngã ba Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn.
Hai bên thanh cầu thang hình rồng của Đền Kỷ Niệm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đối diện là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tọa lạc ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1.
Con sông nhỏ trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, phía xa là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Nơi này bây giờ là ngã tư Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng
Lối vào nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, còn có tên gọi khác là nghĩa trang của người Châu Âu (Cimetière Européen) hay nghĩa trang Massiges hoặc Đất thánh Tây theo cách gọi của người Sài Gòn.
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trước năm 1975 là trường nữ sinh Gia Long hay còn được biết đến là trường Nữ sinh Áo Tím
Cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (sau này được đổi thành Xa lộ Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội).
Sân vận động Quân Đội, phía trước Bệnh viện Dã Chiến 3, nay là góc Công viên Hoàng Văn Thụ
Bức tượng được điêu khắc dòng chữ “Tổ quốc – Không gian” giữa Công viên Đống Đa, trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn
Khách sạn Caravelle – Vào thời Pháp thuộc là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX. Còn công trình như hiện nay bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959.
Khách sạn Caravelle lúc bấy giờ là tòa nhà hiện đại và cao nhất Sài Gòn, giá một đêm là 17 Mỹ kim (đồng đô la Mỹ, USD). Khách sạn Caravelle cũng là địa điểm họp mặt của nhóm trí thức và chính khách thời Đệ Nhất Cộng hòa.
Công ty SHELL nằm trên đại lộ Thống Nhất (sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Lê Duẩn). Bây giờ, công ty Shell là tòa nhà Petrolimex Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất (tên gọi trước đây là dinh Norodom). Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội dưới thời Việt Nam Cộng hòa
Trong hình là chỗ gãy góc của đường Pellerin nay là Pasteur, đó chính là ngã tư Pasteur – GiaLong năm 1950
Bộ Xã Hội Việt Nam Cộng hòa góc đường Tự Do – Nguyễn Du (sau này là đường Đồng Khởi – Nguyễn Du) năm 1955. Phía sau là nhà thờ Đức Bà nằm ở Công trường Công xã Paris.
Đây là nơi mà người dân đang tạm lánh nạn trước trận đánh Bình Xuyên năm 1955. Khu vực bên hông Trụ sở Hạ Nghị Viện, ngay góc đường là khách sạn Continental.
Theo lẽ thông thường, nơi đây không được tụ tập một cách bừa bộn như thế!!
Đây là một trong những bức ảnh rõ nhất và trực diện nhất của Hội trường Diên Hồng năm 1958
Biệt thự nằm trên đường Trương Minh Giảng năm 1959 – Đây là ngôi nhà của ông Trương Bửu Điện, từng là Tổng trưởng Thông tin (1971 – 1972) dưới thời chính phủ Nguyễn Văn Thiệu.
Một chiếc ảnh được chụp với góc rộng Hội trường Diên Hồng của những năm 1960, trước tòa nhà là công viên nhỏ với bức tượng An Dương Vương, đoạn sông chảy qua là Rạch Bến Nghé.
Postcard thập niên 1960 trước tòa Trụ sở Hạ Nghị Viện ở Công trường Lam Sơn
Đường Tự Do năm 1962 – 1964, sau năm 1975 đổi tên thành đường Đồng Khởi. Cánh cổng vòng cung là ngõ hẻm thông qua đường Nguyễn Huệ.
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng Sở thú năm 1963
Cổng chính vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Những đứa trẻ đường phố buôn bán những món hàng vặt trước cổng Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Không ảnh Công trường Mê Linh năm 1963 – Đường trước hình là đường Hai Bà Trưng, con tàu neo trước hình là Bến Phà Thủ Thiêm.
Nhà hát Thành phố thời điểm còn là Trụ sở Quốc hội, trước khi Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ
Góc đường Hai Bà Trưng – Gia Long năm 1963, bên trái là Bệnh viện Grall, nay là Bệnh viện Nhi Đồng II.
Tiệm café BRODARD góc đường Nguyễn Thiệp – Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi)
Nhà thờ Đức Bà năm 1963

Viết một bình luận