Lục tìm ký ức năm xưa: Sài Gòn có bến Chương Dương, có cầu Ông Lãnh…..

“Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do,
Phường Chợ Quán, khóm Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm,
Ô tô buýt chạy khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn…
Bến Thành đã tiếng tăm vang,
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi…
Xe đò, xe máy, tắc-xi,
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi!
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi,
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ…
Trải bao thay đổi đến giờ,
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang,
Sài Gòn, thủ phủ Việt Nam,
Mai ngày kiến thiết, mở mang còn nhiều.”

(Bảo Vân)

Trong các bản đồ ở trên (đã được xoay đổi hướng cho có góc nhìn cùng chiều với hình chụp) màu hồng là CẦU RẠCH BẦN trên đường Bến Chương Dương, Quận 1; màu vàng là CẦU DỪA trên đường Bến Vân Đồn thuộc Quận 4.
Ngân hàng Đông Dương thuộc địa phận bến Chương Dương – Ra đời tại Sài Gòn năm 1875, trong thời điểm nền kinh tế Nam Kỳ đang gặp nhiều khó khăn và sự túng thiếu về mặt tài chính của Chính phủ Pháp.
Ngân Hàng Đông Dương trên Bến Chương Dương, cạnh rạch Bến Nghé.
Vựa mía chợ cầu Ông Lãnh (bến Chương Dương)
Một góc khá xưa của Bến Chương Dương, thời vẫn còn xe kéo
Nhà nổi trên rạch Bến Nghé dọc Bến Chương Dương gần cầu Khánh Hội
xóm nhà thuyền trên rạch Bến Nghé, cạnh bến Chương Dương và chợ Cầu Ông Lãnh
Ảnh chụp từ bến Chương Dương nhìn về Rạch Bến Nghé, phía xa bên kia là cầu Dừa trên bến Vân Đồn
Cảnh chợ dọc bờ kinh, có lẽ đây là bến Chương Dương
Tiệm bán đồ đất nung trên bến Chương Dương (chợ Cầu Ông Lãnh)
Chợ Cầu Ông Lãnh, đường Bến Chương Dương vào năm 1950
Chợ Cầu Ông Lãnh, Bến Chương Dương
Trạm xe điện chợ Cầu Kho, đường Bến Chương Dương
La Mai Diethelm nằm trên đường Quai de Belgique.
Ngày nay chính là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam nằm trên bến Chương Dương. Ảnh chụp năm 1953.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là ngân hàng trung ương của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa hình thành ngày 31 tháng 12 năm 1954 và hoạt động đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đường Bến Chương Dương, nơi cột điện sắt là ngã ba Bến Chương Dương – Nguyễn Thái Học của năm 1959
Đường Bến Chương Dương, cầu Mống
Cầu Ông Lãnh – Bến Chương Dương năm 1961
Chợ Cầu Ông Lãnh, đường Bến Chương Dương những năm 1960
Vựa mía cạnh dốc lên cầu Ông Lãnh năm 1961
Bến Chương Dương của năm 1961
Một con sông ở Sài Gòn được ghi lại năm 1961
Một bức ảnh hiếm có về đầu cầu Ông Lãnh phía Bến Chương Dương.
Rạch Bến Nghé – Bến Chương Dương
Đường Bến Chương Dương nối dài là đường bến Bạch Đằng, hình bên trái là Club Nautique và phía trên là ngã tư bên góc trái là đường Trình Minh Thế, còn bên góc phải là Võ Duy Nguy. Nơi bến Chương Dương bắt đầu cong về phía bên trái chính là Ngân Hàng Quốc Gia, dốc cầu Móng và Hội trường Diên Hồng – Được chụp bởi Russ Burden năm 1962
Đường dốc lên cầu Ông Lãnh, Bến Chương Dương năm 1963
Ảnh ghép giữa hai bức ảnh, bên trái là bến Chương Dương – bên phải là bến Vân Đồn vào những năm 1964 – 1965. Tại đường chân trời trong hình bên trái là các tàu đang đậu tại Cảng Khánh Hội.
Cầu Ông Lãnh – Bến Chương Dương năm 1965 – 1966 trong bộ ảnh sưu tầm của James Kidd.
Trên Cầu Kho nhìn về hướng đường Nguyễn Cảnh Chân
Từ trên cầu Rạch Bần, gần ngã ba Huỳnh Quang Tiên – Bến Chương Dương, nhìn qua bến Vân Đồn là Cầu Dừa
Trên cầu Rạch Bần, phía bên kia rạch là vựa nước mắm
Trên cầu Rạch Bần , bên phải là vựa nước mắm
Một góc chụp trên cầu những năm 1965 – 1966 trong bô sưu tập ảnh của James Kidd
Phía xa bên trái thấy nhiều ống khói là Nhà đèn Chợ Quán, trên Bến Hàm Tử gần cầu Chữ Y.
Đầu cầu Rạch Bần, bên cạnh nhà là đường Huỳnh Quang Tiên
Hướng đường lên cầu Ông Lãnh
Bến Chương Dương của những năm 1965 – 1966
Cầu Kho trên bến Chương Dương của những năm 1965 – 1966
Trên Cầu Kho , phía xa là ngôi nhà cao tầng gần cầu Rạch Bần
Bến Chương Dương tại Cầu Kho năm 1965 – 1966
Giữa cầu Kho nhìn xuống mé sông
Đường Bến Chương Dương, đầu đường dốc lên cầu Mống những năm 1965 – 1966

Tượng đài An Dương Vương Thánh tổ Pháo binh trên Bến Chương Dương trước tòa Hội trường Diên Hồng vào năm 1971

Cầu Ông Lãnh bắc ngang qua rạch Bến Nghé, nối liền hai bờ quận 4 và quận 1 vốn có một lịch sử lâu đời. Tuy không lâu đời bằng cầu Khánh Hội nhưng địa thế của nó mang một ý nghĩa quan trọng trong giao thương của Sài Gòn trong thời kỳ đầu thành lập.

Văn phòng quản lý Chợ Cầu Ông Lãnh ở đầu đường Ký Con, trên bến Chương Dương, Quận 1, Sài Gòn. Trước cổng nhà có chữ Cầu Ông Lãnh quay ra đầu đường Yersin.

Bên cạnh Cầu Ông Lãnh là khu chợ Cầu Muối tấp nập giới thương hồ tới buôn bán khắp nơi từ Đồng bằng Sông Cửu Long cho tới tận xứ Cao Miên.

Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (cũng thường gọi là Lãnh binh Thăng) khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai – Thủ Thiêm cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m. Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gần mé sông bến Chương Dương, nay đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.

Nhà hát Annam tại vị trí Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
Rạp hát Annam tại Saigon năm 1901 – Chùa bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh
Xóm ghe lụp xụp (sau này là vị trí dựng cầu Ông Lãnh) vào năm 1926
Những ghe bán đồ gốm trên rạch Cầu Ông Lãnh
Con rạch cầu Ông Lãnh
Vị trí xây cầu Ông Lãnh
Không ảnh về cầu Ông Lãnh xưa
Rạch Bến Nghé nơi chợ Cầu Ông Lãnh. Khoảng trống giữa 2 dãy phố lầu bên trên hình là đường Đề Thám, bức ảnh được chụp khi cầu Ông Lãnh vẫn chưa được xây dựng, xóm ghe lúp xúp trước mặt phố sau này chính là vị trí của Cầu Ông Lãnh. Sau này được giải tỏa để xây nên Đại lộ Đông Tây – chính là đường Võ Văn Kiệt.
Rạch Bến Nghé và chợ Cầu Ông Lãnh (Quận 1, Sài Gòn)
Khu vực cầu Ông Lãnh của những năm 1950
Cầu Ông Lãnh đang trong quá trình xây dựng
Trạm xe điện chợ cầu Ông Lãnh, đường Bến Chương Dương vào những năm 1920 – 1929
Trạm xe điện trên đường Bến Chương Dương, bên trái là Chùa Bà Thiên Hậu (Quảng Triệu Hội Quán) gần chợ Cầu Ông Lãnh
Đường Quai de Belgique, nay là đường Bến Chương Dương. Bìa trái là Ngân Hàng Đông Dương, trước 1975 là Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.
Trạm xe điện ở phía bên phải hình trên (khuất sau xe điện) là trạm Chợ Quán năm 1930
Cùng một góc chụp nhưng của năm 1931
Trong hình là chân cầu xuống đường Bến Vân Đồn bên Khánh Hội
Con đường dưới chân cầu Ông Lãnh, chạy dọc kênh Tàu Hủ, rạch Bến Nghé.
Rạch Bến Nghé – Bức ảnh được chụp ngày 29/3/1950 ở độ cao 750m. Những ô trắng đầu tiên ở góc trái trên của hình là Nhà máy Thuốc lá Khánh Hội, kế đó là Kho lương thực của Vinafood2 sau này thuộc dự án bất động sản của Nguyễn Kim – cây cầu gần đó chính là cầu Ông Lãnh. Hai dãy nhà gần cầu hướng đối diện chính là Chợ Cầu Ông Lãnh – đối diện chợ là vị trí chùa Bà Thiên Hậu. Cây cầu góc dưới hình là cầu Khánh Hội, kế là cầu Móng.
Cầu Ông Lãnh
Cầu Ông Lãnh, bắc qua rạch Bến Nghé, nối Quận 1 với Quận 4
Cầu Ông Lãnh vào những năm đầu thập niên 1950
Chợ cầu Ông Lãnh, bến Chương Dương khoảng 1950
Gian hàng bán dứa ngay góc cầu Ông Lãnh
Cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé nối Quận 1 với Quận 4. Một đầu cầu nối vào đường Nguyễn Thái Học bên Quận 1, đầu kia nối vào nhánh rẽ vuông góc để vào đường Bến Vân Đồn.

Một cậu bé bán bong bóng ở Sài Gòn vội vã đi tới trung tâm thành phố với sào bong bóng mà em hy vọng bán được để thêm vào cho ngân sách gia đình. Bên phải là nhánh chân cầu Ông Lãnh phía Bến Vân Đồn của những năm 1950.
Đầu hồi dãy nhà phía xa bên phải là tại góc ngã ba Nguyễn Thái Học – Bến Chương Dương, gần phía trước dốc lên cầu Ông Lãnh
Ảnh chụp cầu Ông Lãnh năm 1955
Rạch Bến Nghé cạnh chợ cầu Ông Lãnh, bên kia rạch là hãng thuốc lá BASTOS trên đường Bến Vân Đồn
Cảnh buôn bán gần Cầu Ông Lãnh
Góc Nguyễn Thái Học – Bến Chương Dương năm 1959, xa phía bên trái là dốc lên Cầu Ông Lãnh
Phía xa nơi bìa phải hình là Cầu Ông Lãnh. Giữa ảnh là Nhà kho lúa gạo (dãy nhà dài nhìn thấy mái màu đen và mặt tiền có 3 cửa lớn) trên đường Bến Vân Đồn, ở gần đầu dốc lên cầu Ông Lãnh được chụp những năm 1960
Những người bán cá trên dốc cầu Ông Lãnh năm 1962

Bên cạnh đó vẫn có những ý kiến khác, họ lại cho rằng: Mặc dù sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), toàn Nam Kỳ đã thuộc Pháp nhưng nhà Nguyễn vẫn được phép đặt một lãnh sự quán ở Sài Gòn. Trụ sở ấy đóng tại góc đường Đề Thám – Trần Hưng Đạo ngày nay, và vị lãnh sự đầu tiên là ông Nguyễn Thành Ý (hiện là tên đường ở phường Đa Kao, quận 1). Do ông này thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ, từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.

Tuy nhiên ý kiến của Trương Vĩnh Ký được nhiều người tin theo hơn, được thi công vào năm 1785 do ông Lãnh binh Thăng chủ trì.

Ảnh ghép bởi hai hình – Hình bên trái là bến Chương Dương – Hình bên phải là bến Vân Đồn. Nơi đường chân trời trong hình bìa trái là Cảng Khánh Hội.
Ảnh ghép bởi 2 hình được chụp vào những năm 1964 – 1964 – Ngã ba phía bên kia sông là ngã ba đường bên phía Bến Vân Đồn, đầu đường Nguyễn Khoái.
Khu nhà mái ngói mới là Cư xá Vĩnh Hội bên Quận 4. Khu cư xá này được xây dựng sau trân hỏa hoạn lớn thiêu rụi hơn 3.000 căn nhà lụp xụp tại đây vào tháng 3-1963 khiến cho gần 25.000 người bị mất chỗ ở. Đám màu trắng là các lu nước mắm của vựa nước mắm ở đầu cầu Rạch Bần.
Ngã ba đường phía bên kia rạch Bến Nghé là ngã ba Nguyễn Khoái – Bến Vân Đồn.
Ảnh chụp bởi Fred Mucciardi những năm 1964 – 1964. Ngôi nhà bên phải góc đường đó là bót cảnh sát Nguyễn Văn Bạc.
Kinh Tàu Hủ – Rạch Bến Nghé, Quận 1
Bến Chương Dương – Hình ảnh nằm trong bộ sưu tập của William Foulke về Rạch Bến Nghé năm 1965
Chợ cầu Ông Lãnh, bên trái là bến Vân Đồn cùng với Nhà máy Thuốc lá Khánh Hội.
Cầu Ông Lãnh của những năm 1965 – 1966
Ảnh chụp hướng từ chân cầu Ông Lãnh
Đường lên cầu Ông Lãnh
Dưới chân cầu Ông Lãnh của những năm 1965 – 1966
Rạch Bến Nghé gần Chợ Cầu Ông Lãnh vào năm 1967. Thời điểm này, con rạch khá ô nhiêm bởi những chất thải do các hộ gia đình sống ven đấy xả thải ra.
Những chiếc ghé chở dừa đang buôn bán phía dưới chân cầu Ông Lãnh năm 1967
Chợ Cầu Ông Lãnh & rạch Bến Nghé năm 1967
Không ảnh có góc chụp nhìn về hướng Tây năm 1968 của con Rạch Bến Nghé. Bốn dãy nhà màu trắng trong ảnh là chung cư Cô Giang, 5 tầng, nằm giữa hai con đường: Cô Giang (bên trái chung cư) và Cô Bắc (bên phải chung cư). Giao lộ gần góc dưới phải ảnh là góc Trần Hưng Đạo-Nguyễn Cư Trinh, với tòa nhà Metropole Hotel và rạp Hưng Đạo nằm đối diện với tòa nhà.
Bên trái Rạch Bến Nghé là Quận 1, bên phải là Quận 4, phía trên là sông Sài Gòn – Ảnh chụp năm 1970 bởi Tom
Không ảnh Cầu Chữ Y, cầu Rạch Ông năm 1970 – Con đường ngang gần phía dưới khung ảnh nhất là đường Nguyễn Khoái Quận 4, bên phải là Rạch Bến Nghé, bên trái là Kinh Tẻ. Cây cầu bắc ngang phía trên của Kinh Tẻ là Cầu Chữ Y và gần đó có một đóm trắng mờ mờ chính là vị trí của Nhà đèn Chợ Quán đang tỏa khói.
Không ảnh rạch Bến Nghé, hướng nhìn từ Quận 4 qua Quận 1, nhìn thấy cầu Ông Lãnh và cầu Calmette (bìa phải)
Khung cảnh toàn thành phố Sài Gòn nhìn từ tòa nhà Bitexco được chụp vào ngày 28/5/2012 bởi Francois Guillemot.

Viết một bình luận