Miền ký ức của đứa trẻ nhà nghèo về Tết Trung Thu ở Saigon xưa.

Những chiếc bánh trung thu Đông Hưng Viên thơm phức đủ loại được bày biện cạnh ấm trà đặc quánh, xóm nhỏ sáng trưng anh đèn với những chiếc lồng đèn giấy kiếng xanh đỏ lấp lánh trên tay mấy cô cậu nhỏ… Cứ mỗi mùa trăng rằm tháng 8, miền ký ức rực rỡ ấy lại thi nhau ùa về trong tiềm thức của những cô cậu bé nay đã 60 – 70 tuổi rồi.

Tết Trung Thu SAIGON 1966 - by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 – by Douglas Ross

Ngày nhỏ, tôi hay ghen tị với những đứa em họ ở quê bởi Trung Thu đối với tụi nó thật là tuyệt. Có ông trăng tròn vành vạch không bị che khuất bởi những tòa nhà cao tầng, lồng đèn của tụi nó cũng thiệt là đẹp, tự uốn tự làm từ những thanh tre cong cong rồi dán lên đó bằng mớ giấy kiểng nhiều màu sắc khác nhau. Tùy theo thẩm mỹ mỗi đứa mà tạo ra vô vàn các loại đèn lồng với màu sắc khắc nhau. Mấy đứa nhỏ cùng xóm rủ nhau xách đèn lòng mải miết chạy trên những cánh đồng, reo hò chìm đắm trong một mùa trăng trung thu trọn vẹn.

Nhưng càng lớn tôi càng nhận ra Tế Trung Thu được tạo nên bởi những tâm tình của người lớn, bởi nét văn hóa đậm đà bản sắc, bởi nếp sống và nếp nghĩ của người dân Saigon. Và Trung Thu ở đây vẫn thế, vẫn đẹp bởi những ký ức muôn màu không thể nào phai.

Trung Thu trong tình yêu thương của bố

Năm nào cũng thế. cứ độ tháng 7 âm lịch là các hiệu bánh Trung Thu như Đông Hưng Viên, Tân Tân, Long Xương, Đại Chúng, Vĩnh Hưng Tường… nô nức trưng bày những chiếc bánh vàng ươm, đủ mùi vị khiến những đứa học trò nhỏ như tôi đi ngang qua không khỏi thèm và háo hức. Tuy là dân Saigon gốc nhưng nhà nghèo nên việc mua bánh Trung Thu vào đầu mùa đối với tôi khi ấy chỉ là niềm mơ ước.

Tết Trung Thu SAIGON 1966 - by Douglas Ross
Tết Trung Thu SAIGON 1966 – by Douglas Ross

Trường của tôi nằm ở con đường lớn ở trung tâm Saigon, nơi có những cửa hàng bánh trung thu sầm uất và đông đúc nhất. Hạt sen ngũ vị, gà quay trứng muối, đậu xanh, mè đen…. những vị bánh được trưng bày trên tấm biển quảng cáo khiến tôi nhìn không chớp mắt. Bố tôi biết điều đó, nhưng ông không nói gì cả. Công việc công nhân của ông đã quá vất vả nhưng ông vẫn luôn dành thời gian để đưa đón tôi đi học hằng ngày.

Một hôm, khi ông đang đón tôi đi học về thì ông hỏi: “Con thèm Bánh Trung Thu hả?”. Tôi vẫn lắc đầu nguầy nguậy từ chối, vì tôi biết gia đình tôi còn nghèo, còn bao nhiêu thứ phải lo hơn là một chiếc bánh cỏn con kia.

Phước Long 1968-69 - Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)
Phước Long 1968-69 – Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)

Gần cuối mùa Trung Thu, tôi trở về nhà sau một ngày ở trường thì thấy một chiếc bánh Trung Thu được đặt ngay ngắn trên bàn học cũng dòng chữ: “Trung Thu vui vẻ nhé, con gái”. Có lẽ ông không đủ tiền để mua cả hộp bánh đắt tiền nên chỉ mua cho tôi một chiếc đúng mùi vị mà tôi thích. Tôi đã ăn chiếc bánh Trung Thu ngon nhất cuộc đời trong nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt bé bỏng của tôi. Bây giờ tôi đã đủ tiền để mua thật nhiều bánh trung thu cho gia đình và người thân với đủ loại và đủ vị nhưng không có chiếc bánh trung thu nào có được hương vị đặc biệt như chiếc bánh ngày đó, bởi trong đó chứa chan tình yêu thương vô bờ bến của bố.

Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên
Bánh Trung Thu Đông Hưng Viên

Trung Thu trên phố thị

Tôi được báo hiệu một mùa trung thu về bằng những điều rất đặc biệt. Những góc phố “đỏ rực” bởi những chiếc lồng đèn đủ màu sắc treo lên, nhiều gia đình làm đèn truyền thống bắt đầu một mùa làm việc vất vả. Nhịp sống trở nên hối hả để phục vụ cho lượng khách tham quan ngày càng nhiều hơn.

Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại
Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại

Tôi gọi đó là con phố của tuổi thơ. Bởi ánh mắt vui thích của trẻ con khi được chạm vào chiếc lòng đèn nhiều sắc màu và những tiếng cười không ngớt của những gia đình vui Trung Thu.

Trung Thu ở phố thị thật muôn màu muôn vẻ. Có những đứa nhỏ ngồi trước xe của bố mẹ, trong tay là chiếc lồng đèn thật đẹp mắt. Hay len lỏi trong những con hẻm nhỏ của Saigon, Trung Thu của đám con nít nhà nghèo là chiếc đèn làm từ lon sữa đục lỗ. Ấy vậy mà đứa trẻ nào cũng hân hoan khi nhìn thấy những tia sáng phát ra từ chiếc đèn cầy cắm bên trong. Trung Thu theo kiểu nào cũng được, miễn là mình cảm thấy ấm áp, thấy đoàn viên, thấy được cảm xúc đong đầy trong đêm trăng tròn. Đó là Trung Thu của người Saigon.

CHOLON 1960 - Nhà hàng Đồng Khánh, góc Đồng Khánh-An Bình - Bánh Trung thu Đồng Khánh
CHOLON 1960 – Nhà hàng Đồng Khánh, góc Đồng Khánh-An Bình – Bánh Trung thu Đồng Khánh

Mỗi khi đi xa, tôi vẫn nhớ về mùa trăng đẹp nhất, cái Tết Trung Thu đẹp trong miền ký ức. Nơi đó có những tiếng cưới của đám bạn nhỏ thân thương, những ông bà ngồi trầm ngâm bên ly trà và những chiếc bánh nướng.

Trung Thu trong ký ức người dân Saigon thật đẹp!

Phước Long 1968-69 - Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)
Phước Long 1968-69 – Tết Trung thu, phía xa là núi Bà Rá (cao 723m)
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao
Phước Long 1968-69. Chuẩn bị kẹo để phát cho những đứa trẻ đang xếp hàng phía sau
Phước Long 1968-69. Chuẩn bị kẹo để phát cho những đứa trẻ đang xếp hàng phía sau
Đèn lồng ngày xưa được làm thủ công đẹp lắm, không như bây giờ toàn đồ nhựa vừa xấu vừa dởm.
Đèn lồng ngày xưa được làm thủ công đẹp lắm, không như bây giờ toàn đồ nhựa vừa xấu vừa dởm.
Đèn lồng Tân Tân đầy đủ các chủng loại
Đèn lồng Tân Tân đầy đủ các chủng loại
Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại
Một cửa hiệu bán bánh trung thu Long Xương và đèn lồng đủ chủng loại
Đèn Lồng được treo đầy trước cửa tiệm
Đèn Lồng được treo đầy trước cửa tiệm
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao
Phước Long 1968-69. Đèn lồng ngôi sao

Viết một bình luận