Một chút hoài niệm Sài Gòn xưa: Những sự kiện làng báo thuở ấy

Báo Sài Gòn – “làng nghề” có trên 150 năm tuổi. Trong gần 2 thế kỉ hoạt động, làng nghề này đã có rất nhiều giai thoại và sự kiện ấn tượng, khó quên.

Nhà báo Trần Nhật Vy – một biên tập, nhà báo nhiệt huyết với nghề đã kể lại những câu chuyện vô cùng ấn tượng trên các tờ báo tại Sài Gòn trước đây. Và tất nhiên đây chính là những câu chuyện được đàn anh, đàn chị nhà báo đi trước kể lại.

Dưới đây là những câu chuyện thú vị về nghề báo của Sài Gòn xưa, mời quý vị cùng chiêm ngưỡng:

Ý chí và hành động được thống nhất trong báo chí

Một câu chuyện của nhà báo Minh Chiếu – Cao thượng Thinh. Đây là trụ cột báo chí lớn và là những nhà bao tiên phong trong nghề báo của Sài Gòn. Ông cộng tác với những tờ báo lớn như báo Lục Tỉnh Tân Văn, Công Luận, Hoàn cầu Tân Văn,….trong thời gian năm 1926 đến năm 1945.

Quay về ngày trước, giai đoạn đầu trong thời kì Nam Bộ Kháng Chiến, ông theo làn sóng tảng tư từ Xóm Thơm Gò Vắp đến cầu Rạch Quảng, sau đó trú tại nhà anh Lộc. Gia đình của Trúc Chi cũng tản cư gần khu vực ấy.

Cứ vài ngày thì anh em của ông sẽ sang sông An Phú Đông. Một hôm, ông phải ở lại qua đêm vì có nhiều người từ những nơi khác về cùng gặp nhau ở đây. Đêm ấy họ nói chuyện về công cuộc kháng chiến và giành lấy độc lập.

Một người trong số ấy đã khẳng định rằng thực dân phải đánh đuổi đi, đất nước dù bị chia thành Bắc, Trung, Nam nhưng nguồn gốc vẫn là một, là đồng bào và phải thống nhất lãnh thổ.

Sau đó ông Trúc Chi bỗng độc lên câu ca dao:

“ Chim xa rừng thương cây nhớ cội

Người xa nguồn trôi nổi lắm nơi

Nước non là nước non trời

Ai chia đặng nước, ai dời đặng non”.

Từ câu ca dao ấy, những người trong cuộc trò chuyện bỗng dâng lên một niềm tin mãnh liệt về ngày đất nước thống nhất, dân tộc độc lập thoát khỏi chia cắt.

Hồn thiêng sông núi nước Nam đúc nên tinh thần kháng chiến hào hùng tại Nam Bộ

Theo lời kể lại của một nhà báo. Khi anh làm cho báo Nam Kỳ được vài tháng thì anh còn ốm yếu, không cầm được bút như trước sau cuộc tra tấn tại Dĩ An. Anh phải kẹp bút ở ngón trỏ và ngón giữa để viết.

Sau đó vài hôm thì đoàn của anh Vũ Tùng, Trí Mai, anh Sinh,…đến thăm và bàn việc thành lập tổ chức Báo Chí Thống Nhứt. Đột nhiên một trong 4 người sang thăm lại đọc lên câu ca dao tại đêm gặp ở An Phú Đông. Và mọi người đều đồng ý trên nguyên tắc về tổ chức báo chí thống nhứt. Mỗi người chia nhau hoàn thành một phần công việc như việc vận động với Paul Lê Văn Trường để văn phòng báo được đặt tại số 34 Bonad mà lúc này chính là báo quán Nam Kỳ, đi vận động chủ báo, ký giả,…

Mọi ý kiến đều được hội ý từ trước nên việc bầu cử Ban chấp hành cũng không xảy ra trục trặc gì. Anh Tú Nguyễn Ngọc Phương được bầu làm tổng thư ký và tác giả kể câu chuyển làm Phó Tổng thư ký. Tất cả nội quy của hội đều được mọi người đồng tình và nhiệt liệt hưởng ứng.

Mỗi tuần hội sẽ họp một lần, nếu như chủ báo không đi được thì sẽ cử ra người thay thế nhưng phải có giấy giới thiệu. Nhà báo Minh Chiếu là đại diện chính thức cho báo tại Nam Kỳ nên dù dự các cuộc họp nhưng ông Trường và ông Đáng đều không có quyền biểu quyết ý kiến. Phiên họp hàng tuần chính là để phê bình và rút kinh nghiệm sai sót đồng thời đề ra chương trình hoạt động cho hai tuần tiếp theo. Cứ hai tháng sẽ có một phiên đại hội bất thường được triệu tập và nhà báo Minh Chiếu được thay thế Tú Phương làm Tổng thư ký.

Báo chí thống nhứt không có chủ tịch, mọi quyền hành đều về tay tổng thư ký. Nếu có ý kiến khác thì sẽ được biểu quyết, nếu đồng ý trên 3/ 4 sẽ được thông qua. Báo chí thống nhứt cũng chính là bức bình phong để che chắn cho một đoàn thể khác.

Báo chí thống nhứt được nhà cầm quyền Pháp ngầm cho phép nên khi thành lập chỉ gửi thơ văn thông báo. Nhà cầm quyền pháp không nhìn nhận tổ chức này nhưng cũng không cấm đoán nên khi tiếp đãi, sở mật thám đã tiếp đãi đoàn báo chí thống nhất ngang hàng với chánh văn phòng Phủ Uỷ viên cộng hòa.

Báo chí thống nhứt chính là hoạt động công khai bất hợp pháp, bùng lên cao trào cuộc kháng chiến tại Nam Bộ và nhà cầm quyền Pháp đã thực sự lo ngại.

Những điều mà báo chí thống nhứt đã làm được chính là thống nhất ý chí, thống nhất hành động và quyết định cho các báo trong tổ chức nghỉ ngày chủ nhật. Chỉ để xuất bản một tờ vào ngày đó, in chữ lớn trên tiêu đề là “Cơ quan báo chí thống nhứt.”

Viết một bình luận