Ngắm nhìn Sài Gòn của năm 1965 – 1966 qua 50 bức ảnh của Tom Matthews

Cùng Thời Xưa chiêm nghiệm những hình ảnh của một Sài Gòn những năm 1965 – 1966: Những con đường quen thuộc nhưng mang một tên gọi khác, những tòa nhà xưa mà ngày nay vẫn còn chốn cũ (có vài tòa đã bị đổi công năng hoạt động),….Tất cả đều là những hoài niệm khó quên trong ký ức của những người Sài Gòn xưa.

Câu Lạc Bộ Thể thao Sài Gòn năm 1965
Đầu đường Võ Di Nguy, phía trước chính là Tòa Đại sứ quán Mỹ ngay góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy.
Đoạn đường Hai Bà Trưng, tiệm kiến trúc vòng cung bên phải là lò bánh mì Đô Hội.
Bến Chương Dương, đầu đường Võ Di Nguy
Đường Hai Bà Trưng, bên phải là Bệnh viện Grall (sau này là Bệnh viện Nhi đồng II)
Hình ảnh được ghi lại tại đầu đường Võ Di Nguy
Bến Bạch Đằng
Trụ sở Hãng vận tải tàu biển Chargeurs Réunis trên Bến Bạch Đằng. Trụ sở này ở 15 Bến Bạch Đằng, kế bên Khách sạn Majestic. Đầu thập niên 1970 văn phòng kiến trúc Hoa – Thâng – Nhạc có thiết kế cho công ty này một cái building mới 6 hay 7 tầng.
Đoạn đường ngã tư Thống Nhất – Pasteur
Ngã tư Thống Nhất – Công Lý
Đường Gia Long và Trung tâm Văn hóa Pháp
Một góc chụp khác trên đường Gia Long (sau này là đường Lý Tự Trọng)
Đường Gia Long, phía trước là ngã tư Gia Long – Hai Bà Trưng
Dinh Gia Long ngay vị trí góc đường Gia Long – Công Lý. Sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom năm 1962, gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm dời về đây cho đến ngày bị đảo chánh năm 1963.
Ngã tư Thống Nhất – Pasteur, bên phải là Bộ Ngoại Giao, nay là Sở Ngoại Vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngã tư đường Lê Lợi – Pasteur
Ngã tư Thống Nhất – Pasteur
Nhà hàng Victory góc Hàm Nghi – Công Lý – Nguyễn Văn Sâm (nay là đường Nguyễn Thái Bình)
Kim Lai Ấn Quán nằm trên đường Thi Sách. Bên trái đi về hướng Thái Lập Thành và Tư Lệnh Hải Quân. Nhà in này in ấn phẩm chính phủ như tờ Quật Cường, loại báo vừa cho không vừa bắt mua kiểu như tờ Nhân Dân ngày nay.
Ngã ba Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn
Dinh Độc Lập nằm trên đường Thống Nhất, sau năm 1975 thì đổi thành đường Lê Duẩn. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Mỹ
Những gánh hàng rong trên đường Thi Sách
Dinh Độc Lập – Đây là tên chính thức của công trình này cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhầm lẫn trong một số cách gọi giữa Dinh Độc Lập, Hội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất.
Đại lộ Thống Nhất, sau này là đường Lê Duẩn
Một góc chụp khác của Tom Matthews trên đại lộ Thống Nhất
Bến Chương Dương, đầu đường dốc lên Cầu Mống
Dốc đường lên Cầu Mống ở đoạn đầu đường Bến Chương Dương. Cầu Mống là một cây cầu bắc qua rạch Bến Nghé, đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố.
Thư viện Trung tâm Văn Hóa Pháp (đối diện nhà thương Grall) nằm trên đường Gia Long. Nay là Viện trao đổi văn hoá với Pháp (IDECAF) thuộc Sở Ngoại vụ TP.HCM

Đại lộ Thống Nhất dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Độc Lập. Đoạn đường này đã có từ trước khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
Bến Chương Dương, đầu đường dốc lên cầu Mống
Ngã tư Pasteur – Thống Nhất. Lúc đầu, đường Thống Nhất mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom.
Bến Bạch Đằng, khu vực gần với Công trường Mê Linh

***Dưới đây là một số hình ảnh nằm trong bộ sưu tập của Tom Matthews về vụ đánh bom tòa Đại sứ quán Mỹ ngày 30/3/1965:

Đại sứ quán đầu tiên được đặt tại số 39 đại lộ Hàm Nghi và tòa nhà ban đầu vẫn ở đó cho đến ngày nay. Những sau ngày 30 tháng 3 năm 1965, chiếc xe dựng bên ngoài tòa đại sứ bị đặt bom. Chiếc xe, chứa 300 pound chất nổ dẻo, phát nổ trước đại sứ quán giết chết 2 người Mỹ, một nữ nhân viên CIA, Barbara Robbins và một người Mỹ khác, cũng như 19 người Việt Nam và một người Philippines đang phục vụ tại Hải quân Hoa Kỳ cùng với làm bị thương 183 người khác.

Vì quan ngại về vấn đề an ninh nên người ta đã quyết định xây dựng một đại sứ quán mới với sự bảo vệ tốt hơn. Địa điểm được chọn là khu đất rộng 3,18 mẫu Anh (12.900m2) được gọi là Khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhất (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhất và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn. Đại sứ quán nằm cạnh đại sứ quán Pháp, đối diện đại sứ quán Anh, và nằm gần Dinh Độc Lập.

Ngã ba Võ Di Nguy (sau này là đường Hồ Tùng Mậu) – Nguyễn Công Trứ

Tòa nhà góc Võ Di Nguy – Nguyễn Công Trứ, đối diện Tòa Đại sứ quán Mỹ
Đóng đổ nát ở ngay góc ngã ba đường Võ Di Nguy – Nguyễn Công Trứ
Đầu đường Nguyễn Công Trứ
Các bộ phận của chiếc xe hầu như đã biến dạng sau vụ đánh bom
Tòa nhà màu trắng là tòa nhà Pháp Hoa Ngân Hàng bên kia đường Hàm Nghi

Viết một bình luận