Quay ngược thời gian, trở về một thời Biên Hòa của những ngày xưa qua những bức ảnh hiếm – Phần 2

Phần tiếp theo của bộ ảnh “Ngắm nhìn Biên Hòa của một thời đã xa”!

Biên Hòa không chỉ là đầu mối giao thông quan trọng mà còn là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đối với người Sài Gòn hay người miền Nam thì không thể không biết Biên Hòa – một tỉnh cũ ở Đông Nam Bộ. Và khi nhắc đến Biên Hòa, người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa phương cách Sài Gòn 30km về phía Đông Bắc, giáp với Dĩ An – Bình Dương. Có thể nói, Biên Hòa là địa phương có địa giới thay đổi nhiều nhất sau nhiều lần chia tách và sát nhập với các tỉnh khác.

Xe thổ mộ ở Biên Hòa, thập niên 1920. Đây được xem là loại phương tiện đi lại phổ biến của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là vùng Sài Gòn – Gia Định. Những thập niên 40, 50 là giai đoạn phát triển mạnh của xe thổ mộ, tại chợ Thủ Dầu Một có đến 3 bến xe thổ mộ nhộn nhịp mà lúc tập trung đông nhất cũng trên 50 chiếc. Vào giữa thập niên 1960, xe lam được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, bởi thế xe thổ mộ dần dần mất hẳn.

Tòa Hòa Giải Biên Hòa

Phố chợ Biên Hòa

Nhà máy tại đồn điền cao su An lộc

Chợ trời ở đồn điền cao su An lộc

Máy cán ép tấm cao su

Đóng gói cao su tại đồn điền Suzannah

Phu cạo mủ

Điểm danh phu cạo mủ cao su

Trồng cao su. Con đường quan lộ nối Sài Gòn với Hà Nội chạy qua 80 km từ thủ phủ Nam Kỳ đến các đồn điền lớn An Lộc và Suzannah.

Kho đông tụ của công ty cao su

Đồn điền cao su Suzannah ở tỉnh Biên Hòa – Sau này là Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh

Những bệnh nhân trong bệnh viện Tâm thần Biên Hòa được giao nhiệm vụ xay lúa thủ công

Đường Cái quan (Quốc Lộ 1) – Cổng vào Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa

Thác Trị An ở Biên Hòa

Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa – Khu điều trị của người Âu

Hướng đường đi từ Sài Gòn về Biên Hòa

Đường Cái Quan giữa Sài Gòn và Phan Thiết, gần Biên Hòa

Tòa Hòa Giải – Nay là tòa án Tỉnh Đồng Nai nằm trên đường Cách Mạng Tháng 8.

Cảnh đường phố Biên Hòa năm 1930

Chân dung người bán bánh canh ở chợ Biên Hòa.

Quang cảnh chợ Biên Hòa.

Quang cảnh một con phố sầm uất ở Biên Hòa. “Nhà gỗ” có lẽ là để chỉ tòa nhà bên phải, có thể là một khách sạn.

Quang cảnh ngã tư Biên Hòa. Ở trung tâm, ki-ốt của truyền thuyết, chức năng của nó vẫn chưa được xác định (có thể là dành cho chức năng nghệ thuật, điển hình là âm nhạc). Phía trước có biển chỉ đường: Sài Gòn 29 km, đường bên trái, đường Trian 35 km, đi đường bên phải. Hai người bán hàng rong đi trên đường bên phải.

Quang cảnh xưởng cưa ở Biên Hòa.

Quang cảnh sông Đồng Nai – Sông chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km, nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Quang cảnh tượng đài Chiến tranh thế giới thứ nhất Biên Hòa.

Đường Lê Thánh Tôn những năm thập niên 1960

Đường Phan Đình Phùng

Sông Phố Square

Trường tiểu học cộng đồng Đồ Chiểu những năm thập niên 1960

Đường Trịnh Hoài Đức

Nhà thờ Công giáo Tâm An Bàu Cá – quận Đức Từ, thành phố Biên Hòa những năm thập niên 1960

Đường Võ Tánh – chợ Biên Hòa

Đường Lê Văn Lễ, nay là Nguyễn Thị Hiền

Cầu Suối Linh, phía bắc ngã tư Tam Hiệp năm 1965

Đài Chiến Sĩ (gần sân bay Biên Hòa)

Rạp chiếu phim Biên Hùng – Biên Hòa năm 1965

Cồn Gáo, Biên Hoà giai đoạn 1966 – 1968. Tên gọi là Cồn Gáo bởi vì bãi đất bồi cát phù sa tạo nên cồn, trên đó có nhiều cây Gáo mọc. Vị trí Cồn Gáo được xác định nằm ở giữa khúc sông đoạn trước đình Tân Lân và cầu Hóa An.

Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi – Nhà Thờ Sặt của những năm 1966 – 1970

Thánh Đường Nữ Vương Hòa Bình – Nhà Thờ Phú Tảo

Góc đường Lý Thường Kiệt và đường Lê Thánh Tôn

Đường Lê Văn Duyệt

Quốc Lộ 1, Biên Hòa – Đây là một trong 2 tuyến đường huyết mạch nối Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai.

Trường Trung Học Ngô Quyền giờ chiều tan trường

Bến xe lam Biên Hòa năm 1967

Mùa mưa năm 1967 ở Biên Hòa – Biển hiệu màu xanh với dòng chữ Minh Trí chính là Nhà sách Minh Trí trên đường Trịnh Hoài Đức xưa!

Ga Biên Hòa được chụp lại vào tháng 3 năm 1967

Nhà thờ Giáo Xứ Bùi Chu, Hố Nai, Biên Hoà khi vừa mới xây xong vào giữa năm 1968. Ngày khánh thành 25/8/1968.

Viết một bình luận