Thủ Thiêm của năm 1973 với những ngôi nhà ven sông – “Hoa” cho người giàu, “lệ” cho người nghèo…

Sài Gòn có một thời là chốn phồn hoa và đô hội, lúc nào cũng nhộn nhịp người xe tấp nập – Sài Gòn xứng với danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” với những sắc màu lung linh và lộng lẫy khi khoắc lên mình chiếc áo hoa lệ. Song, len lỏi trong cái “phố” của Sài Gòn luôn có những góc khuất trầm lặng của những người dân nghèo, những người từ phương xa lên Sài Gòn với mong ước mưu sinh, lập nghiệp đổi đời. Cái hoa lệ của Sài Gòn chính là “Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo”, bởi dù có làm bằng nhiều nghề, sống tằn tiện nơi đất “xì phố” này nhưng muốn có được cuộc sống ổn định lại chẳng hề dễ dàng với những người nhập cư, hay người nghèo không tìm thấy cơ hội. Nép vào một góc nhỏ nào đó giữa thành phố rộng lớn chính là những mái nhà lá tạm bợ ven những nhánh sông Sài Gòn. Gọi là nhà vì nó có mái che, có cả giường, bà ghế và đồ đạc sinh hoạt,…có những thứ cơ bản nhất mà một ngôi nhà cần có, có thể trú được mư, có thể che được nắng cho qua ngày. Nhưng có ai từng nghĩ đến, nếu mưa bão đến, thủy triều lên, sạt lở bờ,….những ngôi nhà đó sẽ như thế nào? Nhưng người dân nghèo sinh sống tạm bợ trong đó sẽ ra sao không? Điển hình trong bài viết hôm nay, Thời Xưa muốn gửi đến bạn đọc những hình ảnh màu hiếm về một góc Thủ Thiêm của năm 1973 gắn liền với những mái nhà lá ven sông…đầy hung hiểm, nhưng nụ cười vẫn thường trực trên đôi môi họ.

Những hình ảnh bến đò ngang “Cây Bàng”, Thủ Thiêm:

Bến đò ngang “cây bàng”, Thủ Thiêm năm 1969
Sài Gòn – Thủ Thiêm của những năm 1970 – 1973

Những con đò Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn

Những đứa trẻ trên con đò vô tư mà thả mình xuống sông Sài Gòn để tắm
Mọi cuộc sống của những người dân dường như đều diễn ra trên cánh sông Sài Gòn này
Những ngôi nhà nhưng lại chẳng thể được xem là nhà, vì chẳng biết khi nào thì nước lớn dâng và cuốn trôi nó
Không còn là những mái nhà lợp bằng lá nữa, mà được thay vào là sự chấp vá những miếng thiếc cũ
Họ không di chuyển bằng xe mà thay vào đó, thuyền – ghe trở thành phương tiện lưu thông chính.

Có thể cảm nhận được rõ ràng sự nguy hiểm của những ngôi nhà này

Một chiếc cầu nhỏ được bắc ngang giữa những ngôi nhà, nó trở thành “cầu nối” liên kết giữa những hộ gia đình ven sông.

Những đứa bé vô tư mà “trần như nhộng” để tắm mà không có bất kỳ chỉ dạy nào về sự khác biệt giới tính.

Những đứa trẻ hồn nhiên vẫy tay chào người khách Tây

Những hoạt động trên sông cùng cảnh ngộ của các gia đình ven sông

Một chút vui vẻ trong cuộc sống cơ cực hàng ngày, lái con thuyền sang nhà hàng xóm để tâm tình chuyện hàng ngày
Nước sông trở thành nước sinh hoạt

Họ mốc một sợi dây ngang một cách tạm bợ để giăng phơi quần áo
Một hộ gia đình khá giả ở nơi ven sông gian khổ, một chiếc nhà “chất lượng” với 2 tầng cùng vật liệu xây được xem là “đắt đỏ”.

Với nhiều người, chiếc ghe trở thành nhà và mỗi ngày với họ đều lênh đênh trên sông rộng

Chiếc ghe đang chở hàng trên sông Sài Gòn đến chợ buôn bán
Một con thuyền rỉ sét bị bỏ hoang gần bến phà Thủ Thiêm – Sông Sài Gòn
Tàn tích của một cây cầu trên sông Sài Gòn, hoang phế không có dấu hiệu tu sửa
Ba cậu trai nhỏ với nụ cười hồn nhiên trên môi

Cậu bé đang dùng nước sông chưa qua bất kỳ hệ thống lọc nào để nấu ăn

Bến đò ngang “Cây Bàng” Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn
Cuộc sống vất vả và luôn trong tâm thế lo sợ nhưng họ luôn tự động viên mình bằng những niềm vui nhỏ nhặt cùng lối suy nghĩ tích cực
Những cậu trai đang tắm rất vui vẻ
Hình ảnh những cô cậu bé điềm nhiên “trần truồng” lộ thiên

Những ngôi nhà được dựng cọc tạm bợ, cảm giác yếu ớt và có thể bị quật đổ bất cứ lúc nào
Họ xây nhà bằng nhuwgx tấm ván nhỏ, chấp vá tạo thành vách nhà
Cũng có khi là lá dừa nước, những ngày mưa có thể che nhưng dễ bị thủng nước

Cô gái lái đò
Tắm sông của những cô gái nhỏ

Cuộc sống của những gia đình ven sông

Những bé trai đang câu cá bên sông
Người đàn ông địa phương đang tựa người bên mép nhà ven sông
Lúc này thủy triều rút những những tảng đá lớn dần lộ ra
Cậu bé giơ cao dấu hiệu hòa bình – ngón tay hình chữ V
Một cô lái đò trẻ xinh
Thiếu nữ trên con thuyền đuôi dài
Con tàu lớn trên sông Sài Gòn, đây cũng là “nogoi nhà di động” của một hộ gia đình, người ta gọi nó là nhà thuyền.
Thuyền và tàu chở hàng đang làm việc trên sông Sài Gòn

Những chiếc Xà lan cũ, có phần rỉ sét

Tàu chở hàng “Whitehall”

Tháp bảo vệ được dựng trên sông Sài Gòn, còn bên cạnh chính là tàn tích của một cây cầu gãy.
Bến phà trên sông Sài Gòn – Bến phà Thủ Thiêm

Con đò Thủ Thiêm ở gần ng trường Mê Linh – nằm bên phải panô lớn quảng cáo NATIONAL RADIO (tấm biển màu vàng ở phía xa)

Bên trái hình là bến phà Thủ Thiêm, bên phải là Xưởng đóng tàu C.A.R.I.C
Những con đò Thủ Thiêm trên sông Sài Gòn
Phà Thủ Thiêm năm 1969 được chụp bởi larsdh – Phía trước là Miếu Cô, gần phía sau đó là Tòa nhà “ống thông hơi” của đường hầm vượt sông Sài Gòn.
Cột cờ Thủ Ngữ, gần với ngân hàng Ngân Đình – Ảnh chụp năm 1969
Sông Sài Gòn và nhà máy C.A.R.I.C, sửa chữa và đóng tàu – Người chụp đứng trong sân gofl

Viết một bình luận