Thú vị tác giả của Bưu điện trung tâm Sài Gòn cũng là tác giả của Tháp Eiffel – Biểu tượng của nước Pháp

Nhắc đến biểu tượng của thành phố Paris, nước Pháp – Tháp Eiffel thì hầu như ai trên thế giới cũng sẽ biết điều này. Nhưng có một điều bất ngờ có thể bạn chưa từng nghe qua rằng công trình bưu điện Saigon ở quận 1 hiện nay chính là một trong những tác phẩm của Alexandre Gustave Eiffel – Cha đẻ của tháp Eiffel.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn tọa lạc ở số 2, Công trường công xã Paris, quận 1. Tòa nhà với lối kiến trúc cổ điển, sang trọng xen lẫn giữa hai màu sắc phương Tây và phương Đông. Khi đứng ở ngoài ngắm nhìn nó, bạn sẽ thấy thích thú với phong cách xây dựng của của bưu điện này. Màu sắc chủ đạo của tòa nhà này là màu vàng với mặt trước là những ô chữ nhật đều nhau. Chính diện của ngôi nhà có một hình vòng cung lớn, trong hình vòng cung đó là chiếc đồng hồ. Công trình này hiện nay là địa điểm tham quan của nhiều khách du lịch khi đến Sài Gòn.

Công trình này đã được làm mới lại lại bởi kiến trúc sư Villedieu và sự hỗ trợ của Foulhoux. Ban đầu, bưu điện trung tâm Sài Gòn là tác phẩm thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel. Và ông cũng chính là cha đẻ của tháp Eiffel – Pháp.

Alexandre Gustave Eiffel

Alexandre Gustave Eiffel là một kỹ sư kết cấu, nhà thầu, nhà chuyên môn về các kết cấu kim loại và ông còn là một nhà khí tượng học. Ông sinh ngày 15/12/1832 tại Dijon, nước Pháp. Tên của ông được cha lấy theo tên của một vùng đất nơi ông sinh ra là Eifel Đức (Marmagen nơi tọa lạc đồi Eifel). Cha của ông đã từng tham gia vào quân đội Napoléon Bonaparte từ khi 16 tuổi. Còn mẹ của ông là người thạo việc kinh doanh khi một lúc bà quản lý đến hai doanh nghiệp là cung cấp than và cung cấp hàng hàng hóa đường biển. Gia đình của Eiffel vốn dĩ đã có cuộc sống đầy đủ vì ông nội của ông là chủ của một doanh nghiệp sản xuất thảm ở Pháp nên dường như dòng họ Eiffel không phải chịu cuộc sống lam lũ hay nghèo khó.

Từ hồi còn nhỏ, ông đã được lĩnh hội kiến thức từ hai người chú của mình, họ thường hay chơi cùng ông và dạy cho ông những kiến thức về hóa học, khai mỏ, tôn giáo, triết học. Hai người chú ấy là Jean-Baptiste Mollerat và Michel Perret. Trong đó, chú Jean-Baptiste Mollerat của ông là một người giỏi giang và có kiến thức sâu rộng về khoa học, ngoài ra tư tưởng về một đất nước cộng hòa của ông cũng vô cùng mạnh mẽ và chính tư tưởng này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến người cháu của ông là Eiffel. Bằng chứng là Eiffel sau này lớn lên đã trở thành đồng sáng tác của tượng Nữ Thần Tự Do nổi tiếng ở New York, Mỹ. Chú của Eiffel đã từng nói với cháu mình rằng cháu của vua chúa đều là bọn xấu xa. Và điều ấy đã gây bất hòa giữa cha mẹ Eiffel và ông Mollerat bởi lẽ cha của Eiffel đã từng tham gia và phục vụ trong hoàng gia.

Về hôn nhân của mình, khi tròn 30 tuổi, ông kết hôn với Marie Guadelet là cháu gái của ông Edouard Régneau, một nhà ủ rượu bia nổi tiếng. Ông Eiffel cùng với vợ của mình sống với nhau hạnh phúc và sinh được 5 người con. Thế nhưng cuộc đời trớ trêu khi vào năm 1887, vợ của ông đã ra đi vĩnh viễn khi mắc chứng viêm phổi. Vì thương vợ và con, ông không những không tái giá mà còn sống độc thân như vậy đến cuối đời. Có lẽ Eiffel được ông trời ban cho sức khỏe của cả người vợ nên sức khỏe của ông vô cùng dẻo dai. 80 tuổi ông vẫn còn sức bơi lội và đấu kiếm.

Từ thuở niên thiếu, Gustave Eiffel bẩm sinh là một người thông minh, nhưng ông thường cảm thấy chán học, ông cảm tưởng như những buổi học hằng ngày đối với ông là việc vô cùng mất thời gian và sức lực. Trải qua sự nhàm chán mỗi ngày đó, mãi đến 2 năm học cuối cùng của mình, ông mới tìm được cảm hứng trong lịch sử và văn học chứ không phải về mặt kỹ thuật. Có lẽ vì ông là người yêu thích sự lãng mạn, thích sự tự do, ông còn thích những tác phẩm văn học cổ điển của Voltaire, Zola, Hugo,… Cuối cùng ông cũng đã cải thiện việc học tập của mình và nhận bằng cấp về không chỉ về khoa học mà cả về nhân văn. Sau đó, ông đã chuẩn bị tất cả kiến thức của mình với hy vọng được vào trường École Polytechnique, đây là ngôi trường đã và đang là trường dạy kỹ thuật tốt nhất của Pháp. Thế nhưng vì say mê sự hoa lệ của Paris, đồng thời thích bơi lội trên sông Seine, thăm thú bảo tàng Louvre và thích xem nhạc kịch ở nhà hát Opera. Chính tâm hồn lãng mạn và thích những điều mới lạ khiến ông chị chểnh mảng việc học dẫn đến việc ông không thể đậu vào trường École Polytechnique. Kiềm chế lại sự chán nản của mình, ngay sau đó Eiffel tiếp tục theo học tại trường École Centrale des Arts et Manufactures ở Pháp. Ngôi trường này thuộc trường tư, mang tính chất tự do hơn và vẫn đảm bảo về đào tạo kỹ thuật và công nghệ Châu Âu thời đó. Trải qua tháng ngày học hành ở ngôi trường này, ông đã nhận được bằng tương đương với Thạc sĩ Khoa học vào năm 1855. Sau khi tốt nghiệp, một trong hai người chú của ông là Mollerat đã định hướng cho ông làm việc tại xướng dấm của ông ở Dijon. Tuy nhiên định hướng ấy bị gia đình bác bỏ vì trận cãi nhau giữa cha và chú của Eiffel – Ông Mollerat. Cuối cùng, Eiffel tìm kiếm hướng đi mới của mình, ông trở thành nhân viên tại công ty cầu đường sắt.

Trường École Polytechnique
Trường École Centrale des Arts et Manufactures

Sau khi tốt nghiệp, Eiffel xin vào công ty và đảm nhiệm vị trí quản lý dự án của cầu đường sắt ở Bordeaux, Pháp. Sự nghiệp của Eiffel càng thêm thăng tiến khi dần dà những người kỹ sư lớn tuổi đang làm dự án buộc phải nghỉ việc, điều đó dẫn đến những người trẻ tuổi như Eiffel sẽ đảm nhiệm toàn bộ dự án. Theo đó, Eiffel làm thêm nhiều dự án quan trọng khác nữa và quen biết với nhiều kỹ sư có tên tuổi thời đó.

Khi sự nghiệp đã vững vàng, ông cùng với Théophile Seyrig thành lập Công ty Thiết kế và Xây dựng Eiffel et Cie vào ngày 6/10/1868. Phải nói tên tuổi của Eiffel ngày càng nổi danh vì ông đã tham gia xây dựng nhiều dự án Quốc tế quan trọng như đường sắt Maria Pia, Bồ Đào Nha; La Ruche tại Paris, Pháp; ga đường sắt trung tâm tại Santiago, Chile,… Những tác phẩm nổi bật của ông có thể được kể đến như tháp Eiffel, rất nhiều người đã đến đây để chiêm ngưỡng lối kiến trúc đặc biệt này, điều đó đã mang lại khoản tiền lớn cho Pháp. Hiện nay tháp Eiffel được xem là biểu tượng của nước Pháp nhưng trước đây nó đã từng bị phê phán và châm biếm nghiêm trọng từ các họa sĩ người Pháp. 

Tượng Nữ Thần Tự Do cũng là một tác phẩm có sự góp sức của ông. Đây là món quà Pháp đã tặng cho Mỹ và đó cũng là biểu tượng của New York, Mỹ hiện tại.

Hình ảnh khách thăm quan đứng nhìn từ các cửa sổ trên vương miện tượng Nữ Thần Tự do
Tượng Nữ Thần Tự do chụp năm 1946
Hình chụp từ phía dưới nhìn lên tượng Nữ Thần Tự do
Hình chụp tượng Nữ Thần Tự do năm 1956
Không ảnh chụp đảo Liberty, New York cùng tượng Nữ Thần Tự do
Tượng Nữ thần Tự do xây dựng ở Paris 1878
Ngọn đuốc của tượng Nữ Thần Tự do

Tại Việt Nam, công ty của Eiffel đã từng tham gia vào việc trùng tu lại cầu Tràng Tiền, đây là tác phẩm được thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, thành phố Huế. Cây cầu này trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước khi đến Huế. Bưu điện Trung tâm Sài Gòn cũng là một công trình có sự góp sức của hãng Eiffel. Tất cả công trình này đều mang dấu ấn lịch sử và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn xưa
Hình chụp Bưu điện trung tâm Sài Gòn năm 1960

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn ngày nay
Cầu Thống chế De Latre De Tassigny dài 520m được xây dựng bởi hãng Eiffel vào năm 1951
Thaspp Eiffel – Biểu tượng của nước Pháp
Hình chụp phía bên dưới của tháp Eiffel

Hai người thợ sửa điện trên tháp Eiffel
Tháp Eiffel nhìn từ dưới lên

Cầu đường sắt Maria Pia
Cấu Tràng Tiền – Huế
Đường sắt Maria Pia
Quá trình xây dựng tháp Eiffel

Ngoài những công trình mang tầm cỡ Quốc tế mà ông đã để lại cho nhân loại, Gustave Eiffel còn viết sách và để lại cho mọi người 31 cuốn sách và những tài liệu nghiên cứu về kết cấu công trình là nền móng liên quan đến kết cấu kim loại. Tất cả những tài liệu đó đều mang lại những kiến thức hữu ích, những kiến thức ấy vẫn còn tồn tại và ứng dụng thực tiễn cho nhiều công trình hiện tại của các nước trên thế giới. Những thành tựu ông đem lại đã giúp ông nhận được những phần thưởng danh dự do chính phủ trực tiếp trao tặng. Năm 1923, Gustave Eiffel đã ra đi, hưởng dương 91 tuổi.

Viết một bình luận