Những con đường cũ, những kiến trúc xưa,…đều là những hình ảnh tư liệu gợi nhớ về một Gia Định của những năm thập niên 1920.
Gia Định vốn là một tỉnh lỵ cũ của miền Nam Việt Nam, khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 thì thuộc địa phận nước Phù Nam, sau đó lại thuộc về vương quốc Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tuy nhiên lại “thuộc” một cách lỏng lẻo bởi dân chúng ở đây sống tự trị và lẻ tẻ chứ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa.
Sau khi thực dân Pháp chiếm lấy tỉnh Gia Định thời Nguyễn, lần lượt họ đã chia cắt ra làm 6 tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn (lập năm 1876), Tân An (lập năm 1854), Tây Ninh (lập năm 1900), Gò Công (lập năm 1900) và Tân Bình (lập năm 1944). Năm 1956, tỉnh Chợ Lớn sáp nhập với tỉnh Tân An thành tỉnh Long An, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường…..
Năm 1956, dưới thời VNCH, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Kỳ lục tỉnh), không kể Đô thành Sài Gòn. Đến năm 1957, tỉnh Gia Định gồm có 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh. Năm 1970 thì có thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ.
Dinh Gia Long ở Sài Gòn thập niên 1920. Được xây dựng với mục đích làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, tòa nhà được khởi công vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux.Dinh Gia Long, sau này là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu ở hai bên cửa chính tòa nhà có hai cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng một mái hiên.Cổng trại lính Bộ binh Thuộc địa, sau này là Thành Cộng Hòa thời Tổng thống DiệmCâu lạc bộ Sĩ Quan – Trước năm 1975 là Bộ Tư Pháp Việt Nam Cộng hòa, nay là Ủy Ban Nhân dân Quận 1. Bìa phải nhìn thấy một ngọn tháp của nhà thờ Đức Bà.Cầu Máy Rượu bắc ngang qua Kinh Tàu HủKinh Tàu Hủ đoạn phía trước nhà máy xay lúa OrientĐường Rue Catinat, đoạn phía trước tòa Nhà hát Thành Phố, tòa nhà đổi diện hình bên phải là khách sạn Continental.Kho bạc (trước khi có Kho Bạc mới trên đường Nguyễn Huệ) nằm ngay góc Lucien Mossard – Rue Catinat (sau này là Nguyễn Du – Đồng Khởi). Đã từng có thời gian nơi đây là bót Catinat của Pháp và trước năm 1975 là trụ sở Bộ Nội Vụ VNCH.Mặt sau của Nhà máy đường Hiệp Hòa (nay thuộc tỉnh Long An)Nhà máy đường Hiệp Hòa – Phòng máyNhà máy đường Hiệp Hòa (Long An) – Công đoạn nạp mía vào hệ thống máy mócNhà máy đường Hiệp Hòa (Long An) – Công đoạn nấu míaNhà máy đường Hiệp Hòa (Long An) – Dây chuyền vận chuyển míaNhà máy đường Hòa Hiệp (Long An) – Quang cảnh các tuabin đường hoặc máy vắt.Toàn cảnh máy móc trong Nhà máy đường Hòa Hiệp (Long An)Các thuyền vận chuyển mía đã được đưa đến trước nhà máyMía đang được các công dân đưa vào nhà máyTrường học cho con em công nhân nhà máy đường Hòa Hiệp (Long An)Hệ thống máy móc nấu míaMột góc chợ xưa ở Gia Định ngày cũTượng đài Tướng Léon de Beylié, đường Blancsubé (đường Duy Tân trước 1975, nay là Phạm Ngọc Thạch). Tượng đài Tướng Léon de Beylié đặt tại công viên trong khu vực Trường thi Gia Định (khu vực sân tennis và Trung tâm sinh hoạt thanh niên dưới thời nhà Nguyễn – Trước năm 1975, có lúc từng là trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn).Một con kênh thuộc khu vực Chợ LớnĐường Đốc Phủ Thoại, nay là đường Vũ Chí Hiếu, ngôi nhà cao phía xa nằm tại góc Đốc Phủ Thoại – Bến Vạn Tượng.Chợ trung tâm Chợ Lớn lúc 3 giờ chiềuHình ảnh của một người phụ nữ Nam Kỳ vào thập niên 1920Một người phụ nữ Nam KỳKinh Tàu Hủ đoạn giữa Sài Gòn và Chợ Lớn – Bên trái là Bến Hàm Tử, bên phải là Bến Bình Đông (Hình được chụp từ cầu Xóm Chỉ)Trường nữ sinh Chợ Đũi – Sân trước trên đường Phạm Ngũ Lão. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.Tòa nhà của Bưu điện trên đường Nguyễn Văn Bình ngày nay (trước năm 1975 là đường Nguyễn Hậu). Con đường này nay là Đường Sách mới mở ra năm 2017.Bệnh viện Indigene de Cochinchine (bệnh viện bản xứ Nam Kỳ) được thành lập vào năm 1900, sau này là bệnh viện Chợ Rẫy.Trung học Pháp – Hoa, được xây dựng từ năm 1908 và gọi là Lycée franco-chinois. Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện, còn sau năm 1975 là trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, và hiện nay là trường Đại Học Sài Gòn (SGU).Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.Cổng trước của bệnh viện Lalung Bonnaire, sau này là bệnh viện Chợ RẫyTrường Tân Định – Nhóm trường nữ sinhTrường Tân Định – Nhóm trường nam sinh, nay là trường THPT Nguyễn Thị DiệuTrường Tân Định – Khu vực sân trườngTrường nữ sinh Chợ Đũi – Dãy phòng học, mặt chính phía đường Phạm Ngũ LãoSân trong của Trường nữ sinh Chợ Đũi – Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.Sân trong của trường Lycée Petrus Ký, sau này là trường THPT chuyên Lê Hồng PhongMặt đứng phía sau trường Pétrus Ký. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong những trường Trung học đầu tiên được thực dân Pháp thành lập tại Sài Gòn, với tên ban đầu là Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.Mặt đứng chính trường Pétrus Ký, sau năm 1975 thì trường đổi tên thành THPT Chuyên Lê Hồng Phong.Dòng sông trên địa phần Thủ Đức với những con thuyền và những người đàn ôngCon sông làng Thủ ĐứcNhững con thuyền nhỏ đang cập bến trên sông Thủ ĐứcPlace Rigault-de-Genouilly trở thành một trung tâm giao thông quan trọng vào năm 1891, ga cuối của tuyến xe điện chạy bằng hơi nước CFTI “Đường thấp” từ Sài Gòn đến Chợ Lớn được lắp đặt trên ven đường, ngay đối diện quảng trường.Xe điện đầu máy hơi nước tuyến Sài Gòn – Chợ LớnNhà máy điện Chợ Quán & Trung tâm Vô tuyến điện trên đường Bến Hàm TửCảng Sài GònBờ kè bến cảng Khánh Hội khi đang xây dựng, trước khi san lấp kè.Chợ lúa gạo ở Sài Gòn