Phần cuối cùng trong bộ sưu tập ảnh “Sài Gòn trước năm 1975”, tái hiện lại một thời đã qua trong ký ức của biết bao người. Không phải là “ăn mày quá khứ” hay “khóc thuê cho một thế hệ” mà là để hoài niệm, để nhớ về một Sài Gòn xưa cũ vẫn còn lưu dấu mãi trong tâm trí của hàng ngàn con người.
Những tà áo duyên dáng và thướt tha trên đường phố Lê Lợi, đoạn này thuộc góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu gần chợ Bến ThànhÁo dài được xem là bộ trang phục truyền thống của Việt Nam, hiếm có bộ trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực lại vừa tôn lên dược nét thướt tha duyên dáng và mềm mại của người phụ nữ Việt như áo dài.Đường Trương Công Định chạy qua giữa Vườn Tao ĐànChùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại Nguyễn Trãi, Quận 5. Đây là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa.Học sinh trường Trung Học Trần Lục Sài Gòn đang di chuyển trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Trường Trần Lục được thành lập năm 1950 tại Phát Diệm. Năm 1954, trường Trần Lục di cư vào Nam (cả ban giám hiệu) và tạm trú tại trường Đồ Chiểu, cho đến tận năm 1971 mới chuyển đến Cư xá Sĩ quan Chí Hòa, Quận 10 với tên mới là trường Nguyễn Du. Còn trường Đồ Chiểu, nay là trường THPT Nguyễn Thị Diệu.Chợ hoa Tết trên đường phố Nguyễn HuệMột góc chụp khác của khu chợ tết trên đường Lê Lợi, phía cuối đường là tòa Trụ sở Quốc hội (sau này được trả về đúng công năng của Nhà hát Thành phố).Tấm biển chào mừng được dựng trước lối vào sân bay Tân Sơn NhấtRạp Hưng Đạo (góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo) được xây dựng khoảng đầu thập niên 1960Trường Trung học La San Taberd, được thành lập từ thời Pháp thuộc, hoạt động từ năm 1873 đến năm 1975. Trường này vốn là sản nghiệp riêng của Hội truyền giáo Công giáo, có công và thanh danh lớn trong việc đào tạo nhân tài trong xứ thời bấy giờ.Chợ cũ Sài Gòn ở góc đường Hàm Nghi năm 1968, bên kia đường đối diện với khu chợ cũ là trụ sở các ngân hàng lớn. Chợ này bán đủ các mặt hàng “thập cẩm” từ kềm búa ốc vít đến quần áo cũ. Nhưng nổi tiếng nhất là vì nơi đây có bán chim, chó, cá cảnh, khỉ, rùa v.v… cho những người yêu thích nuôi vật cưng…Khu vực đường Lê Lợi gần với vòng xoay Chợ Bến ThànhRạch Bến Nghé là một con rạch chảy qua trung tâm Thành phố. Rạch bắt đầu từ ngã ba nơi giao với sông Sài Gòn và kết thúc tại ngã tư nơi giao với kênh Tàu Hủ, kênh Tẻ và kênh Đôi. Các cây cầu bắc qua: cầu Khánh Hội, cầu Mống, cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Nguyễn Văn Cừ.Những đóm lửa hỏa châu luôn được đốt cháy để soi sáng thành phốĐường Tự Do. Ngay vị trí góc đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh là Khách sạn ASTOR. Nhìn về phía nhà thờ từ ngã tư Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)Những trụ cột điện Sài Gòn ngày trước hầu như được dán đầy những poster để vận động bầu cửKhuôn viên sân trường của trường Nữ sinh Gia Long – Trường được thành lập vào năm 1913, đến nay trường là một trong những đơn vị lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam. Sau năm 1975 thì được đổi tên thành trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.Những tà áo dài trắng cùng với chiếc nón lá trên xe đạp đã trở thành biểu tượng không chính thức, nét duyên dáng và thướt tha của nữ sinh Sài GònĐây chính là Nhà hàng Kim Sơn góc đường Lê Lợi – Nguyễn Trung TrựcTrường nữ sinh Trưng Vương chính là tiền thân của trường THPT Trưng Vương. Trường được thành lập năm 1954, gồm thành phần nhân sự chủ yếu từ các giáo viên học sinh trường Trưng Vương Hà Nội di cư vào Sài Gòn sau Hiệp định Genève 1954. Năm học đầu tiên trường phải học nhờ trường nữ trung học Gia Long (khóa buổi chiều). Đến năm 1957 thì trường Trưng Vương dời về Nguyễn Bỉnh Khiêm (vị trí trước đó là bệnh viện của Quân đội Pháp – Quân y viện Coste), gần Sở Thú Sài Gòn và trường trung học Võ Trường Toản.Xóm nhà sàn trên rạch Cầu Bông, nhìn từ Cầu Mới trên đường Bạch Đằng – Ảnh chụp năm 1967Góc đường Lê Lợi – Pasteur nhìn về hướng chợ Bến Thành những năm thập niên 1960. Hình này chụp hơn 40 năm trước đây chứng tỏ ngập nước khi mưa là căn bệnh kinh niên của Sài Gòn, “căn bịnh” này bây giờ đã trầm trọng hơn nhiều và có vẻ như là đã “hết thuốc chữa”!Ngã tư Phan Đình Phùng – Trương Minh Giảng (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu-Trần Quốc Thảo). Xe đang chạy trên đường Phan Đình Phùng.Đường Tự Do vào tháng 3 năm 1965 (tức Catinat thời Pháp thuộc) mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp thuộc địa. Ảnh chụp ngay ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế.Công trường Mê Linh kế cận công viên bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn. Ngược về lịch sử, công trường là nơi tàu chiến Pháp thả neo khi đổ bộ chiếm thành. Năm 1863, đây chỉ là một khu đất trống giao giữa ba con đường, sau là sáu con đường.Khách sạn Continental do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Năm 1911, khách sạn được bán cho Công tước De Montpensier. Năm 1930, khách sạn được bán cho một tay trùm tội phạm từ đảo Corse tên Mathieu Francini. Francini quản trị khách sạn cho tới năm 1975.Nhà hàng Kim Hoa (góc đường Lê Lợi – Pasteur)Đường Cường Để, qua khỏi ngã tư là Đinh Tiên Hoàng, bên trái là Đại học Canh Nông, bên phải là Đài Truyền Hình.Vùng ngoại ô Sài Gòn của những năm 1966Ngã tư Pasteur – Thống NhứtĐường Trương Minh Giảng, Quận 3 và phía trước là đường Trương Minh Ký, Quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Định năm 1966. Người chụp hình đứng khoảng trước nhà thờ Vườn Xoài.Công trường Mê Linh, Bến Bạch ĐằngĐầu đại lộ Trần Hưng đạo và Phạm Ngũ Lảo, Quận 1Saigon Golf Clubhouse năm 1966Bốn đứa trẻ đang vô tư vui chơi nhảy dây trên đường phố Sài Gòn nagyf 14 tháng 2 năm 1968Không ảnh đại lộ Hàm Nghi năm 1968Nhà thờ Hạnh Thông Tây trên đường Quang Trung – Gò Vấp (ngay phía bắc Phi trường Tân Sơn Nhất) năm 1968Thời điểm tan trường của những học sinhXe thổ mộ trên đường phố Sài Gòn năm 1968Tiệm may COYA TAILOR nằm ở ngã tư Tự Do – Ngô Đức KếĐường Hồng Thập Tử năm 1970 (sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai). Ngã tư Hồng Thập Tự – Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn về phía Thị NghèĐường Đồng Khánh năm 1970 – Taxi đang dừng khi gặp đèn đỏ tại ngã tư Đồng Khánh – Nguyễn Biễu.Trường Nữ Trung Học Lê văn Duyệt, nay là trường trung học phổ thông Võ Thị SáuGiao lộ đường Hàm Nghi – Pasteur năm 1971. Tòa nhà bên phải là Ngân Hàng Giao thông, bên trái là Tổng Nha Thuế Vụ.Đường Ngô Tùng Châu – Quận 2, sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Lê Thị Riêng, Quận 1Ảnh chụp Bến cảng Sài Gòn năm 1972Đường Võ Tánh năm 1972 – sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Nguyễn Trãi, Quận 1