Cảm nhận về ca khúc “Cao Cung Lên” Và người nhạc sĩ Linh Mục Hoài Đức

Bản thánh ca nổi tiếng của Việt Nam: “CAO CUNG LÊN” được sáng tác bởi Linh mục nhạc sĩ Hoài Đức từ năm 1945. Thực ra bản nhạc này là sáng tác của hai người. Linh mục Hoài Đức soạn nhạc và lời phần một, còn lời của những phiên khúc sau là của Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên.

Cố Linh Mục, Nhạc sĩ Hoài Đức

Linh mục Hoài Đức tên thật là Lê Đức Triệu (tên gọi khác là Cha Triệu) sinh ngày 01 tháng 07 năm 1922 tại xã Vỹ Nhuế, huyện Nghĩa Hưng,tỉnh Nam Định. Ông là một tên tuổi lớn trong nền Thánh ca Việt Nam mà ông còn được biết đến là một nhạc sĩ tài năng, dù sáng tcas của ông khá ít nhưng mỗi ca khúc đều chứa đựng đầy đủ thông điệp mà ông muốn truyền tải đến mọi người. Ông được đánh giá là “một trong những tác giả viết những tác phẩm thánh ca mở đầu cho nền âm nhạc công giáo Việt Nam”.

Và ca khúc “CAO CUNG LÊN” có thể nói là một trong những bản nhạc về Giáng sinh nói riêng và Thánh Ca nói chung đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Năm 1945 một lần tác giả với cộng đoàn giáo hữu đọc kinh chiều và làm giờ viếng hang đá vừa xong, giữa lúc mọi người về thì hồi chuông  nguyện nổi lên. Lúc ấy tác giả đang bước trên bậc thang từ trên nền nhà thờ xuống sân bên ngoài, bỗng nhiên trí óc nảy ra một cung điệu phản phấc âm thanh của tiếng chuông đang ngân vang trên tháp chuông. Tác giả bước chậm lại và thả hồn theo tứ nhạc đó. Khi xuống tới sân nhà thì trong trí óc ông đã hình thành lên đoạn điệp khúc “CAO CUNG LÊN”. Lúc đó ông về phòng và chép lại đoạn điệp khúc và phiên khúc một của bài hát thì nguồn cảm hứng bỗng tắt ngấm. Tác giả liền đưa bản nhạc cho Nguyễn Khắc Xuyên xem. Nguyễn Khắc Xuyên khen tứ nhạc hay và hợp với bầu không khí noel liền nhận lời viết cái phiên khúc sau nên phiên khúc sau văn phong khúc sau có khác đôi chút so với đoạn điệp khúc và phiên khúc 1.

https://www.youtube.com/watch?v=RZVECXuY8OY

Bấm vào hình để nghe ca khúc Cao Cung Lên do Giao Linh trình bày

“CAO CUNG LÊN” được viết ở âm thế thứ nhưng không buồn thảm, tiết tấu chậm lồng trong nhịp 4/4 và chuyển tải một giai điệu du dương, êm đềm, đậm nét thánh ca, chia làm hai phần: Điệp khúc và phiên khúc. Đại đa số các bản Thánh ca đều có cấu trúc như vậy:

“Cao cung lên khúc nhạc thiên thần Chúa
Hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương
Ôi linh thiêng lắng nghe thoang thoảng cung đàn
Một đêm khuya vang vẳng trong tuyết sương.
Đàn ơi cứ rung những điệu réo rắt
Hát khen con một Chúa trời, rày sinh xuống cõi đời
Hỡi người dương thế lặng nghe cung đàn
Mau tìm cho tới thờ kính vua giáng trần…..”.

Điệp khúc là lời mời gọi mọi người hòa chung niềm vui Giáng sinh “Cao cung lên khúc nhạc thiên thần chúa. Hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương”. Ca từ giản dị và gần gũi lồng trong giai điệu êm đềm, người nghe dễ cầu nguyện và dễ nâng tâm hồn lên.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh & Sĩ Phú & Anh Khoa thâu thanh trước 1975

“…..Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính
Chúa Con sinh ra trong máng cỏ hang lừa
Tuy Chúa là Vua muôn nước suy phục tôn kính
Chúa bỏ ngai vàng sinh xuống trần đêm sương….”.

Có lẽ người ta chỉ quen với phân khúc một vì nó được hát rất nhiều theo sau phần điệp khúc. Phân khúc này là lời nhắn nhủ với “trần gian” hay “im tiếng đi mà cung kính”, Chúa con sinh ra trong máng cỏ hang lừa, Chúa bỏ ngai vàng sinh xuống trần đêm sương”. Mỗi khi bước vào Mùa Vọng, chúng ta được nhắc nhở về tâm tình sám hối và thái độ tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Việc đón chờ Chúa đến không phụ thuộc vào những công việc chuẩn bị ồn ào bên ngoài như làm hang đá máng cỏ thật to, thật đẹp, thật hoành tráng, trang trí đường phố bằng những ánh đèn lấp lánh đủ màu sắc hay trưng bày từ trong nhà ra ngoài phố những cây thông đắt tiền, hiện đại. Tất cả những điều đó Chúa đều không quan tâm, điều Chúa ước mong là bản thân mỗi người chúng ta đã chuẩn bị đón Chúa như thế nào và đã sống tinh thần mùa vọng ra sao, mỗi người đã hoán cải hay sám hối như thế nào. Đó chính là cánh cửa mở ra để chúng ta được ơn tha thứ, để bước vào cuộc sống mới với Chúa trong hạnh phúc và bình an.

“….Thôi hỡi ngàn mây đen xám u mờ tăm tối
Hãy mau tan đi nay Chúa đã xuống đời
Trên cõi trời cao, sao sáng chân thật đưa lối
Hãy mang tin lành cho nhân loại nơi nơi…”

Phân khúc hai này tác giả nhắn nhủ với “ngàn mây đen xám “ hãy “mau tan đi nay chúa xuống đời”, trên cõi trời cao sao sáng chân thật đưa lối, hãy mang tin lành cho nhân loại nơi nơi”.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hoàng Oanh trình bày.

CAO CUNG LÊN nhắc nhở mọi người hãy vui mừng cao rao danh chúa, nhất là trong đêm Con một Giêsu giáng sinh làm người, khỏi đầu cho chương trình Cứu độ của Ngài đối với nhân loại chúng ta. Ca khúc này là một hiện tượng, một trong những tháng ca giáng sinh bất hủ của Việt Nam được nhiều người biết, hát thuộc lòng và mến mộ nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Một bản nhạc xưa mà còn mãi ngân vang mỗi độ giáng sinh về, và mỗi lần nghe lại ca khúc này lòng ta lại tựa hồ rộn rã tiếng chuông ngân.

Trích lời bài hát Cao Cung Lên:

Cao cung lên khúc nhạc thiên thần Chúa
hòa trong làn gió nhè nhẹ vấn vương.
Ôi linh thiêng lắng nghe thoang thoảng cung đàn
một đêm khuya vang vẳng trong tuyết sương
Đàn ôi cứ rung những điệu réo rắt
Hát khen con một Chúa Trời, rày sinh xuống cõi đời
Hỡi người dương thế lặng nghe cung đàn
Mau tìm cho tới thờ kính Vua giáng trần.

Thôi hỡi trần gian im tiếng đi mà cung kính.
Chúa Con sinh ra trong máng cỏ hang lừa.
Tuy Chúa là Vua muôn nước suy phục tôn kính.
Chúa bỏ ngai vàng sinh xuống trần đêm xưa.

Thôi hỡi ngàn mây đen xám u mờ tăm tối.
Hãy mau tan đi nay Chúa đã xuống đời.
Trên cõi trời cao, sao sáng chân thật đưa lối.
Hãy mang tin lành cho nhân loại nơi nơi.

Thôi hỡi trần gian bao tuyết sương cùng gió rét.
Cớ sao nỡ làm cho Chúa lạnh vô ngần.
Ôi Ðấng Toàn Năng xưa quá yêu người tha thiết.
Xuống chịu khổ hèn trên tuyết ngàn dặm sương.

Thôi hỡi hồn tôi ghi nhớ trong lòng sâu thẳm.
Chúa sinh đêm nay nên bé nhỏ khó hèn.
Tôi quyết từ nay yêu Chúa trong tình đằm thắm.
Muốn để đền bù lại cõi đời bạc đen.

Viết một bình luận